(GDVN) - Giới cầm quyền Bắc Kinh nên nhớ một điều, ép người thái quá thì phản ứng sẽ tương xứng với lực ép.
Trước sự việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào Vịnh Bắc Bộ, ngày 5/4, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để trao công hàm phản đối.
Ngày 7/4, người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam phát biểu:
“Từ tối ngày 03/4/2016, giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc đã di chuyển đến vị trí có tọa độ 17º3’12 Bắc – 110º04’18 Đông để tác nghiệp. Đây là khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ mà Việt Nam và Trung Quốc đang tiến hành đàm phán phân định.
Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ kế hoạch khoan giếng và rút ngay giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi khu vực này, không có thêm các hành động đơn phương làm phức tạp thêm tình hình và có những đóng góp thiết thực cho hòa bình, ổn định ở Biển Đông”.
Phát biểu với báo giới ngay sau khi được Quốc hội bầu làm Thủ tướng, ông Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ một trong những ưu tiên trong chỉ đạo điều hành của Thủ tướng là: “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia”.
Còn nhớ, nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từng tuyên bố với báo chí nước ngoài: “Việt Nam luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó”.
Ngày 7/4, người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam phát biểu:
“Từ tối ngày 03/4/2016, giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc đã di chuyển đến vị trí có tọa độ 17º3’12 Bắc – 110º04’18 Đông để tác nghiệp. Đây là khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ mà Việt Nam và Trung Quốc đang tiến hành đàm phán phân định.
Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ kế hoạch khoan giếng và rút ngay giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi khu vực này, không có thêm các hành động đơn phương làm phức tạp thêm tình hình và có những đóng góp thiết thực cho hòa bình, ổn định ở Biển Đông”.
Phát biểu với báo giới ngay sau khi được Quốc hội bầu làm Thủ tướng, ông Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ một trong những ưu tiên trong chỉ đạo điều hành của Thủ tướng là: “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia”.
Còn nhớ, nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từng tuyên bố với báo chí nước ngoài: “Việt Nam luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó”.
Những mưu đồ nguy hiểm đằng sau giàn khoan 981
(GDVN) - Dường như Trung Quốc muốn gây sức ép với Việt Nam: Chấp nhận "trạng thái bình thường mới" ở Biển Đông; Không quá gần Mỹ; Không được kiện.
|
Chọn thời điểm chuyển giao quyền lực giữa ôngNguyễn Tấn Dũng và ông Nguyễn Xuân Phúc để đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển chồng lấn đang chờ phân định, giới cầm quyền Bắc Kinh muốn gì?
Điều dễ nhận thấy là giới cầm quyền Trung Quốc chưa bao giờ từ bỏ não trạng thường trực suốt mấy nghìn năm qua là bành trướng lãnh thổ, thôn tính lân bang hay chí ít cũng kiềm chế, khiến các nước này chịu sự kiểm soát của Trung Quốc.
Câu chuyện Bắc Triều Tiên là một ví dụ, khi quốc gia này quyết tâm theo đuổi mục đích phát triển vũ khi hạt nhân, tên lửa đạn đạo tầm xa là ngay lập tức Trung Quốc cùng một số nước khác tung vũ khí trừng phạt kinh tế như cấm nhập khẩu khoáng sản từ Triều Tiên, ngăn chặn không cho Triều Tiên nhập khẩu một số hàng hóa quan trọng như xăng máy bay, các sản phẩm tiền chế của nguyên liệu tên lửa…
Hành động của Trung Quốc vừa đáp ứng yêu cầu của các nước lớn về độc quyền hạt nhân, vừa giảm thiểu nguy cơ tiềm ẩn nếu một lúc nào đó giữa Trung Quốc và Triều Tiên “cơm không lành, canh chẳng ngọt”.
Đối với Việt Nam tình hình lại khác. Việt Nam không phải là Triều Tiên, sức mạnh quân sự của Việt Nam cũng khác Triều Tiên.
Điều dễ nhận thấy là giới cầm quyền Trung Quốc chưa bao giờ từ bỏ não trạng thường trực suốt mấy nghìn năm qua là bành trướng lãnh thổ, thôn tính lân bang hay chí ít cũng kiềm chế, khiến các nước này chịu sự kiểm soát của Trung Quốc.
Câu chuyện Bắc Triều Tiên là một ví dụ, khi quốc gia này quyết tâm theo đuổi mục đích phát triển vũ khi hạt nhân, tên lửa đạn đạo tầm xa là ngay lập tức Trung Quốc cùng một số nước khác tung vũ khí trừng phạt kinh tế như cấm nhập khẩu khoáng sản từ Triều Tiên, ngăn chặn không cho Triều Tiên nhập khẩu một số hàng hóa quan trọng như xăng máy bay, các sản phẩm tiền chế của nguyên liệu tên lửa…
Hành động của Trung Quốc vừa đáp ứng yêu cầu của các nước lớn về độc quyền hạt nhân, vừa giảm thiểu nguy cơ tiềm ẩn nếu một lúc nào đó giữa Trung Quốc và Triều Tiên “cơm không lành, canh chẳng ngọt”.
Đối với Việt Nam tình hình lại khác. Việt Nam không phải là Triều Tiên, sức mạnh quân sự của Việt Nam cũng khác Triều Tiên.
Dù không sở hữu vũ khí hạt nhân, Việt Nam vẫn xếp thứ 17/126 quốc gia và vùng lãnh thổ về sức mạnh quốc phòng (chỉ số sức mạnh quân sự toàn cầu được Global Firepower công bố hôm 1/4/2016).
Mỗi năm Trung Quốc nhập khẩu chừng 3 triệu tấn gạo từ Việt Nam, thương mại hai chiều theo công bố từ phía Trung Quốc lên đến gần 100 tỷ USD trong đó phần thặng dư luôn nghiêng về Trung Quốc.
Mỗi năm Trung Quốc nhập khẩu chừng 3 triệu tấn gạo từ Việt Nam, thương mại hai chiều theo công bố từ phía Trung Quốc lên đến gần 100 tỷ USD trong đó phần thặng dư luôn nghiêng về Trung Quốc.
Cấm vận kinh tế với Việt Nam là không thể, nhưng Trung Quốc cũng không muốn Việt Nam ổn định phát triển.
Vậy nên thỉnh thoảng lại dùng các chiêu bài lấn chiếm, khiêu khích khiến Việt Nam buộc phải dành một phần ngân sách đáng kể cho an ninh, quốc phòng, bớt các khoản chi cho phát triển và an sinh xã hội chính là sách lược nhất quán chưa bao giờ thay đổi của Trung Quốc.
Tuy nhiên, người viết cho rằng Trung Quốc chọn thời điểm này đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào Vịnh Bắc Bộ lại có những nguyên nhân rất khác so với những gì chúng ta vẫn quan niệm.
Thứ nhất, Trung Quốc đang tiến hành cơ cấu lại nền kinh tế, mục tiêu tăng trưởng năm 2016 đặt ra là 6,5 - 6,7% thấp hơn năm 2015 (7%), song song với đó là quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước khiến hàng triệu lao động có nguy cơ mất việc, điều này dẫn tới số cuộc biểu tình của người lao động tăng vọt.
Một tài liệu mà Danviet.vn đăng lại của Trà My – CNN [1] cho thấy số cuộc biểu tình tại Trung Quốc năm 2011 mới là 185 nhưng đến năm 2015 đã là 2726. Điều đặc biệt là các cuộc biểu tình chủ yếu diễn ra ở ven biển phía Đông trải dài từ Bắc xuống Nam, riêng tỉnh Quảng Đông có tới 418 cuộc biểu tình.
Vậy nên thỉnh thoảng lại dùng các chiêu bài lấn chiếm, khiêu khích khiến Việt Nam buộc phải dành một phần ngân sách đáng kể cho an ninh, quốc phòng, bớt các khoản chi cho phát triển và an sinh xã hội chính là sách lược nhất quán chưa bao giờ thay đổi của Trung Quốc.
Tuy nhiên, người viết cho rằng Trung Quốc chọn thời điểm này đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào Vịnh Bắc Bộ lại có những nguyên nhân rất khác so với những gì chúng ta vẫn quan niệm.
Thứ nhất, Trung Quốc đang tiến hành cơ cấu lại nền kinh tế, mục tiêu tăng trưởng năm 2016 đặt ra là 6,5 - 6,7% thấp hơn năm 2015 (7%), song song với đó là quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước khiến hàng triệu lao động có nguy cơ mất việc, điều này dẫn tới số cuộc biểu tình của người lao động tăng vọt.
Một tài liệu mà Danviet.vn đăng lại của Trà My – CNN [1] cho thấy số cuộc biểu tình tại Trung Quốc năm 2011 mới là 185 nhưng đến năm 2015 đã là 2726. Điều đặc biệt là các cuộc biểu tình chủ yếu diễn ra ở ven biển phía Đông trải dài từ Bắc xuống Nam, riêng tỉnh Quảng Đông có tới 418 cuộc biểu tình.
Bản đồ biểu tình tại Trung Quốc năm 2015 (Ảnh: nguồn China Labor Bulletin) |
Có thể thấy tâm lý bất ổn của người lao động đang bị đẩy lên khá cao khi nhà nước dự kiến sa thải khoảng 1,8 triệu người khỏi các ngành khai khoáng, luyện kim.
Giới cầm quyền Bắc Kinh có lý do lo ngại bởi người lao động Trung Quốc đang dần ý thức được quyền lợi của mình.
Giới cầm quyền Bắc Kinh có lý do lo ngại bởi người lao động Trung Quốc đang dần ý thức được quyền lợi của mình.
Không lấy gì đảm bảo rằng hoạt động tự phát, đơn lẻ hiện nay lại không bùng phát thành một phong trào phản đối rộng rãi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính chính danh và vị thế độc tôn của giới cầm quyền Trung Nam Hải.
Thứ hai, cơn địa chấn “Hồ sơ Panama” cho thấy Trung Quốc không phải nằm ngoài phạm vi ảnh hưởng, có ít nhất ba Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị có người thân bị nêu tên trong hồ sơ này, điều đó cho thấy chiến dịch “đả hổ, đập ruồi, săn cáo” chỉ nhằm đến những đối tượng “có ảnh hưởng” không thuộc ekip chứ không phải là hoàn toàn vô tư.
Thứ hai, cơn địa chấn “Hồ sơ Panama” cho thấy Trung Quốc không phải nằm ngoài phạm vi ảnh hưởng, có ít nhất ba Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị có người thân bị nêu tên trong hồ sơ này, điều đó cho thấy chiến dịch “đả hổ, đập ruồi, săn cáo” chỉ nhằm đến những đối tượng “có ảnh hưởng” không thuộc ekip chứ không phải là hoàn toàn vô tư.
Điều này đang làm tăng thêm mối ngờ vực trong dân chúng về động cơ thực sự của các vụ bắt bớ nhằm vào các quan chức chóp bu thời gian qua.
Bên cạnh “Hồ sơ Panama” sự liên kết ngày càng chặt chẽ giữa Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines,… đối phó với thái độ hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông cho thấy những sai lầm chiến lược lãnh đạo Trung Quốc đang theo đuổi.
Một số quốc gia vốn rất thận trọng trong “ăn nói” với Trung Quốc như Malaysia, Indonesia cũng đã phải lên tiếng cáo buộc hành vi bành trướng của nước này. Có thể thấy chưa bao giờ Bắc Kinh bị cô lập, bị lên án mạnh mẽ như ngày nay.
Thứ ba, phóng viên BBC ở Bắc Kinh, John Sudworth trong một bài đăng trên Bbc.com [2] cho biết: “Wujie News - một trang tin điện tử do nhà nước kiểm soát - đã đăng tải một bức thư kêu gọi một lãnh đạo Trung Quốc “từ nhiệm khỏi chức lãnh đạo Đảng và Nhà nước”. Theo tác giả, sau khi bức thư xuất hiện đã có tới 20 người bị bắt.
Bài viết có đoạn: “Trương Thiên Phàm, giáo sư luật Đại học Bắc Kinh nói: “Dường như chính quyền đang muốn quay lại thời gian trước, dùng một số chiến thuật mà Mao áp dụng trong cuộc Cách mạng văn hóa chống lại trí thức hay chống lại đối thủ chính trị.
Tuy nhiên, ông cũng nói rằng, ngày nay nhiều người có phương tiện để chống lại việc đàn áp và kiểm soát. Với sự phát triển của Internet, chính quyền sẽ khó buộc người dân phải câm miệng".
Không khó để thấy Trung Quốc đang phải đối mặt cùng lúc “ba mũi giáp công”: Từ người lao động, từ quốc tế và từ giới tinh hoa trong nước. Vậy nên không khó để nhận thấy giới chóp bu Trung Nam Hải lại một lần nữa áp dụng chiến thuật cũ, tìm cách “xì hơi” áp lực trong nước bằng cách gây hấn với láng giềng.
Bên cạnh “Hồ sơ Panama” sự liên kết ngày càng chặt chẽ giữa Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines,… đối phó với thái độ hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông cho thấy những sai lầm chiến lược lãnh đạo Trung Quốc đang theo đuổi.
Một số quốc gia vốn rất thận trọng trong “ăn nói” với Trung Quốc như Malaysia, Indonesia cũng đã phải lên tiếng cáo buộc hành vi bành trướng của nước này. Có thể thấy chưa bao giờ Bắc Kinh bị cô lập, bị lên án mạnh mẽ như ngày nay.
Thứ ba, phóng viên BBC ở Bắc Kinh, John Sudworth trong một bài đăng trên Bbc.com [2] cho biết: “Wujie News - một trang tin điện tử do nhà nước kiểm soát - đã đăng tải một bức thư kêu gọi một lãnh đạo Trung Quốc “từ nhiệm khỏi chức lãnh đạo Đảng và Nhà nước”. Theo tác giả, sau khi bức thư xuất hiện đã có tới 20 người bị bắt.
Bài viết có đoạn: “Trương Thiên Phàm, giáo sư luật Đại học Bắc Kinh nói: “Dường như chính quyền đang muốn quay lại thời gian trước, dùng một số chiến thuật mà Mao áp dụng trong cuộc Cách mạng văn hóa chống lại trí thức hay chống lại đối thủ chính trị.
Tuy nhiên, ông cũng nói rằng, ngày nay nhiều người có phương tiện để chống lại việc đàn áp và kiểm soát. Với sự phát triển của Internet, chính quyền sẽ khó buộc người dân phải câm miệng".
Không khó để thấy Trung Quốc đang phải đối mặt cùng lúc “ba mũi giáp công”: Từ người lao động, từ quốc tế và từ giới tinh hoa trong nước. Vậy nên không khó để nhận thấy giới chóp bu Trung Nam Hải lại một lần nữa áp dụng chiến thuật cũ, tìm cách “xì hơi” áp lực trong nước bằng cách gây hấn với láng giềng.
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan 981 khỏi cửa Vịnh Bắc Bộ
(GDVN) Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết, Việt Nam bảo lưu mọi quyền và lợi ích pháp lý của mình đối với khu vực này phù hợp với luật pháp quốc tế.
|
Hành động đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào Vịnh Bắc Bộ lần này không có gì khác là một mũi tên nhằm hai đích.
Nếu Việt Nam phản ứng mạnh, Trung Quốc sẵn sàng đưa các lực lượng tàu cá bán vũ trang, các loại “tàu trắng” đối đầu với tàu chấp pháp của chúng ta, đồng thời lấy cớ kích động tâm lý dân tộc cực đoan trong một bộ phận người Hoa, hướng dư luận vào căng thẳng trên Biển Đông để giảm nhẹ thiệt hại từ sự bức xúc của dân chúng trong nước.
Cùng với đó, hành động này của Trung Quốc cũng nhằm thăm dò phản ứng của Việt Nam khi quá trình chuyển giao quyền lực sắp hoàn tất. Họ hy vọng sẽ có một khoảng trống quyền lực mà họ có thể lợi dụng.
Có điều giới lãnh đạo Trung Quốc dù khôn ngoan, xảo quyệt đến mấy cũng không thể lừa được người Việt bởi trên thế giới, không một dân tộc nào giàu kinh nghiệm chống sự xâm lăng từ Trung Quốc như Việt Nam.
Có thể có nơi, có lúc người Việt buộc phải nhún nhường nhưng đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên quyền lợi cá nhân, lợi ích nhóm thì không bao giờ thay đổi.
Giới cầm quyền Bắc Kinh nên nhớ một điều, ép người thái quá thì phản ứng sẽ tương xứng với lực ép. Dù Trung Quốc có giàu đến mấy, có mạnh đến mấy cũng không thể một mình chống lại thế giới. Trong cuộc chiến sinh tồn, sư tử vẫn có thể bị con trâu húc lòi ruột, bài học ấy không phải là chưa từng được cảnh báo.
Biến hình ảnh con gấu trúc hiền lành thành con sói nhe năng múa vuốt là sai lầm tệ hại nhất mà những người ngồi ở Trung Nam Hải phạm phải. Hy vọng họ biết lấy hữu nghị làm trọng, đừng bỏ ngoài tai những lời nói thật.
Nếu Việt Nam phản ứng mạnh, Trung Quốc sẵn sàng đưa các lực lượng tàu cá bán vũ trang, các loại “tàu trắng” đối đầu với tàu chấp pháp của chúng ta, đồng thời lấy cớ kích động tâm lý dân tộc cực đoan trong một bộ phận người Hoa, hướng dư luận vào căng thẳng trên Biển Đông để giảm nhẹ thiệt hại từ sự bức xúc của dân chúng trong nước.
Cùng với đó, hành động này của Trung Quốc cũng nhằm thăm dò phản ứng của Việt Nam khi quá trình chuyển giao quyền lực sắp hoàn tất. Họ hy vọng sẽ có một khoảng trống quyền lực mà họ có thể lợi dụng.
Có điều giới lãnh đạo Trung Quốc dù khôn ngoan, xảo quyệt đến mấy cũng không thể lừa được người Việt bởi trên thế giới, không một dân tộc nào giàu kinh nghiệm chống sự xâm lăng từ Trung Quốc như Việt Nam.
Có thể có nơi, có lúc người Việt buộc phải nhún nhường nhưng đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên quyền lợi cá nhân, lợi ích nhóm thì không bao giờ thay đổi.
Giới cầm quyền Bắc Kinh nên nhớ một điều, ép người thái quá thì phản ứng sẽ tương xứng với lực ép. Dù Trung Quốc có giàu đến mấy, có mạnh đến mấy cũng không thể một mình chống lại thế giới. Trong cuộc chiến sinh tồn, sư tử vẫn có thể bị con trâu húc lòi ruột, bài học ấy không phải là chưa từng được cảnh báo.
Biến hình ảnh con gấu trúc hiền lành thành con sói nhe năng múa vuốt là sai lầm tệ hại nhất mà những người ngồi ở Trung Nam Hải phạm phải. Hy vọng họ biết lấy hữu nghị làm trọng, đừng bỏ ngoài tai những lời nói thật.
Tài liệu tham khảo:
(trích báo Giáo Dục Việt Nam)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét