Thứ Sáu, 27 tháng 6, 2014

Một toa thuốc rất hay cho tinh thần và thể xác



I. Sức khỏe:

Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) định nghĩa: “Sức khỏe là một tình trạng thoải mái hoàn toàn về thể chất và hoàn cảnh, chứ không phải là một tình trạng không có bệnh tật hay tàn tật”. 

II. Bí quyết trường thọ:

1. Chấp nhận với những gì mình đang có
2. Thích nghi với hoàn cảnh của mình 
3. Điều chỉnh để đạt được điều mong muốn. 


III. Phòng ngừa bệnh tật:

1. Không vui quá hại tim
2. Không buồn quá hại phổi
3. Không tức quá hại gan
4. Không sợ quá hại thần kinh
5. Không suy nghĩ quá hại tỳ
6. Lãng quên những cay đắng mà tha nhân đã gây cho ta. 
7. Với người cao tuổi tránh tranh luận hơn thua.

IV. Thức ăn & uống trong ngày:

Một củ hành: chống ung thư
Một quả cà chua: chống tăng huyết áp
Một lát gừng: chống viêm nhiễm
Một củ khoai tây: chống sơ vữa động mạch
Một trái chuối: làm phấn chấn thần kinh, bớt lo âu, chống táo bón, giảm được béo
Một quả trứng hay ít thịt nạc: chống suy dinh dưỡng
Uống 2 lít nước mỗi ngày: giải độc cơ thể.

V. Triết lý của người Trung Hoa hiện đại:

1. Một Trung Tâm là sức khỏe

2. Hai Tí: 
Một tí thoải mái 
Một tí nhiệt tình

3. Ba Quên:
Quên tuổi tác
Quên bệnh tật 
Quên hận thù

4. Bốn Có:
Có nhà ở – 
Có bạn đời – 
Có bạn tri âm – 
Có lòng vị tha.

5. Năm Phải:
Phải vận động
Phải biết cười
Phải lịch sự hòa nhã 
Phải biết nói chuyện và
Phải coi mình là người bình thường.


VI. Bảo Sinh Thái Ất Chân Nhân

1. Ít nói năng để dưỡng Nội Khí
2. Kiêng sắc dục để dưỡng Tinh Khí 
3. Bớt ăn hăng mạnh để dưỡng Huyết Khí 
4. Đừng nhổ nước bọt để dưỡng Tạng Khí 
5. Chớ giận hờn để dưỡng Can Khí 
6. Chớ ăn quá độ để dưỡng Vị Khí 
7. Ít lo lắng để dưỡng Tâm Khí 
8. Tránh tà tâm để dưỡng Thần Khí.

VII. Hãy Dành Thì Giờ:

Mẹ Têrêsa Calcutta
Hãy dành thì giờ để suy nghĩ. Đó là nguồn sức mạnh.
Hãy dành thì giờ để cầu nguyện. Đó là sức mạnh toàn năng. 
Hãy dành thì giờ cất tiếng cười. Đó là tiếng nhạc của tâm hồn. 
Hãy dành thì giờ chơi đùa. Đó là bí mật trẻ mãi không già. 
Hãy dành thì giờ để yêu và được yêu. Ưu tiên Thiên Chúa ban.
Hãy dành thì giờ để cho đi. Một ngày quá ngắn để sống ích kỷ.
Hãy dành thì giờ đọc sách. Đó là nguồn mạch minh triết. 
Hãy dành thì giờ để thân thiện. Đó là đường dẫn tới hạnh phúc. 
Hãy dành thì giờ để làm việc. Đó là giá của thành công. 
Hãy dành thì giờ cho bác ái. Đó là chìa khóa cửa thiên đàng.

TRÊN ĐÂY LÀ TOA THUỐC TUYỆT VỜI! MÀ THT. SƯU TẦM  VÀ TỔNG HỢP


Thứ Năm, 26 tháng 6, 2014

Mỗi tuần một chia sẻ: Bằng lòng về chính mình



    Hans Christian Andersen, văn sĩ Ðan Mạch sống vào khoảng cuối thế kỷ 19, là tác giả của những câu chuyện dạy đời bất hủ. Ông có kể câu chuyện như sau:

    Có một đôi vợ chồng già nọ sống bên nhau rất hạnh phúc. Thật ra người nắm giữ bí quyết hạnh phúc trong gia đình này chính là người vợ. Lúc nào bà cũng hài lòng về bất cứ hành động nào của người chồng. Một hôm, người vợ đề nghị với chồng là nên bán bớt một con bò. Thật ra tất cả tài sản của họ chỉ là đôi bò.

    Người chồng tán thành ý kiến của vợ. Ngay từ sáng sớm, ông dắt bò ra chợ. Nhưng đường dài, mặt trời mỗi lúc một chói chang. Con bò già lại không thể bước nhanh. Do đó khi thấy một người nông dân khác cũng đang dắt heo ra chợ bán, người chồng mới có ý nghĩ đem đổi bò lấy con heo. May ra con heo có thể đi nhanh hơn không?

    Ðổi được con heo và đi được một quãng đường, người chồng lại cảm thấy không thoải mái chút nào. Con heo cứ muốn đi theo hướng của nó. Vừa bực tức với con heo, ông lại thấy một người nhà quê khác cũng đang dắt dê ra tỉnh. Ông nghĩ rằng dê có thể là con vật ít cồng kềnh hơn con heo, cho nên ông mới nấn ná đến người chủ dê để đề nghị hoán đổi.

    Ðổi được dê, người đàn ông như cảm thấy nhẹ nhõm trong người. Nhưng chỉ trong vài phút đồng hồ, ông mới khám được cái tính bất thường của loài dê. Nó chạy bên này, nhảy bên kia, nó đưa sừng húc khắp mọi nơi... Giữa lúc ông ngán ngẩm với con dê, thì bỗng đâu một người nhà quê khác tiến lại gần ông với cả một đàn ngỗng. Con ngỗng dù sao cũng ít cồng kềnh hơn con dê. Nghĩ vậy cho nên ông mang con dê đến đổi lấy một chú ngỗng trắng. Ôm lấy chú ngỗng vào lòng, người đàn ông cảm thấy thoải mái hơn bao giờ hết. Ông tin chắc là mình sẽ đến chợ sớm hơn. Nhưng chưa đến chợ, thì ông lại thấy một người buôn gà. So sánh gà với ngỗng, dĩ nhiên gà phải nhẹ hơn... Tính toán mãi, cuối cùng, ông đã đem chú ngỗng đến đổi lấy một con gà.

    Mặt trời mỗi lúc một lên cao. Cơn khát như muốn đốt cháy cổ họng ông. Bụng ông lại trống rỗng. Vừa thấy một quán ăn bên vệ đường, người đàn ông không còn cầm được cơn cám dỗ. Ông đành phải đem con gà bán đi với giá một đồng bạc. Một đồng này vừa đủ cho một bữa ăn trưa cộng với một ly bia.

    Những người đàn ông trong quán ăn biết chuyện mới tỏ ra ái ngại cho giây phút ông phải đối đầu với người vợ. Thế nhưng, con người luôn luôn được vợ hài lòng ấy vẫn tỏ ra bình thản. Ông tin tưởng rằng vợ ông sẽ không bao giờ trách móc ông. Một người đàn ông có máu cờ bạc, không tin ở thái độ của bà vợ ông, cho nên mới đề nghị đánh cá. Ông ta đưa ra hai mươi đồng và đi theo người đàn ông về đến nhà. Ông núp một nơi kín đáo để theo dõi phản ứng của người vợ.

    Quả thực, người đàn ông bắt đầu báo cáo lại cho vợ từng chi tiết của những cuộc trao đổi của ông. Cứ mỗi lần người đàn ông kể lại một cuộc đổi chác của mình, người vợ đều tỏ ra hài lòng. Khi người đàn ông kể đến chuyện ông bán con gà được một đồng và vào quán ăn trưa, người vợ mới mỉm cười thốt lên như sau: "Tạ ơn Chúa, cũng may là mình bán được con gà. Như vậy là mình có thể ngủ yên mà không sợ tiếng gà gáy phá giấc. Ðiều quan trọng đối với tôi là biết rằng mình thỏa mãn là được".

    Người chồng thắng được vụ cá cuộc. Ông được hai mươi đồng, số tiền còn lớn hơn cả giá bán con bò.

    Hãy đón nhận từng giây phút hiện tại với hân hoan, cảm mến. Hãy làm công việc trong phút giây hiện tại như là công việc quan trọng nhất. Hãy đón tiếp người trước mặt như một người quan trọng nhất. Hãy chấp nhận mọi người với cảm thông, tha thứ và lạc quan. Hãy chấp nhận chính bản thân với sự bằng lòng, thoải mái: đó là tất cả bí quyết của hạnh phúc mà chúng ta cần phải nắm lấy.
    

    Trích sách Lẽ Sống


Thứ Tư, 11 tháng 6, 2014

Những trái tim Việt Nam


Những Trái Tim Việt Nam
Sáng tác: Phương Uyên


Người Việt Nam vốn rất yêu hòa bình
Ghét chiến tranh hận thù
Nhưng non sông kêu tên chúng ta
Sẵn sàng tôi đứng lên.

Người người nghe tiếng quê hương vẫy gọi
Tổ quốc đang kêu tên mình
Tiếng núi sông đang giục giã trong tim ta
Sóng cũng đang dâng trào
Thấy trong ta tự hào
Đoàn kết cho ta sức mạnh
Băng qua bão giông.

Việt Nam ơi đứng lên
Việt Nam mãi vững bền
Bốn phương trời mình cùng dang tay gìn giữ núi sông
Việt Nam tôi đứng lên
Và thắp sáng niềm tin chiến thắng
Không thể nào ngăn tôi yêu quê hương Việt Nam.

Hừng hực nghe tiếng quê hương vẫy gọi
Tổ quốc đang kêu tên mình
Tiếng núi sông đang giục giã trong tim ta
Sóng cũng đang dâng trào
Thấy trong ta tự hào
Đoàn kết cho ta sức mạnh
Băng qua bão giông.

Việt Nam ơi đứng lên
Việt Nam mãi vững bền
Bốn phương trời mình cùng dang tay gìn giữ núi sông
Việt Nam tôi đứng lên
Và thắp sáng niềm tin chiến thắng
Không thể nào ngăn tôi yêu quê hương Việt Nam.

Con tim muốn nói: Tôi yêu Việt Nam!!!

(Người người nghe tiếng quê hương vẫy gọi
Tổ quốc đang kêu tên mình
Tiếng núi sông đang giục giã trong tim ta
Sóng cũng đang dâng trào
Thấy trong ta tự hào
Đoàn kết cho ta sức mạnh
Băng qua bão giông.

Việt Nam ơi đứng lên
Việt Nam mãi vững bền
Bốn phương trời mình cùng dang tay gìn giữ núi sông
Việt Nam tôi đứng lên
Và thắp sáng niềm tin chiến thắng
Không thể nào ngăn tôi yêu quê hương Việt Nam.) x2

(Việt Nam ơi đứng lên
Việt Nam mãi vững bền
Bốn phương trời mình cùng dang tay gìn giữ núi sông
Việt Nam tôi đứng lên
Và thắp sáng niềm tin chiến thắng
Không thể nào ngăn tôi yêu quê hương Việt Nam.) x3



Con tim muốn nói: Tôi yêu Việt Nam!!!

Ta chẳng ngại dâng hiến, ta chẳng ngại hy sinh
Tổ quốc ơi! Hãy kêu tên tôi!!!

Nhà trường thất bại thì cả xã hội thất bại

Lời ngỏ: Ngồi lục lại mấy bài báo hay lưu trong máy, vô tình tìm thấy bài này của trang báo Sài gòn tiếp thị online - một tờ báo hay, dám nói lên sự thật,  nhưng đã bị "xóa sổ" vì lý do ... Việc xóa bỏ một tờ báo hay thế này khiến nhiều người rất thất vọng. Tạm bỏ qua điều đó, xin chia sẻ lại với các bạn bài báo hay này. 
SGTT.VN - “Dân tộc nào có những nhà trường tốt nhất, dân tộc đó sẽ đứng trên các dân tộc khác, hôm nay chưa vào vị trí ấy thì là ngày mai” – thông điệp của Jules Simon, triết gia kiêm chính trị gia người Pháp khiến Phạm Anh Tuấn tâm đắc đến mức âm thầm bỏ công sức dịch những tác phẩm mang tư tưởng canh tân giáo dục. 
Là con trai nhà giáo dục Phạm Toàn, sự tương đồng trong quan điểm sống đã giúp họ trở thành hai người bạn trên cùng trận tuyến đầy gian khó để làm thay đổi tư duy giáo dục. Theo Phạm Anh Tuấn, đổi mới giáo dục chính là cứu trẻ em, những người có thể làm thay đổi định mệnh dân tộc.
Với việc dịch tác phẩm Dân chủ và giáo dục của John Dewey, dường như anh muốn thay đổi hẳn cách nghĩ về trẻ em trong nhà trường?
John Dewey là nhà giáo dục có ảnh hưởng rất lớn tới trường học cho tới tận ngày hôm nay ở rất nhiều nước, thật tiếc là Việt Nam không nằm trong số đó. Trường học là của trẻ em chứ không phải của người lớn. Giáo dục không phải là chuẩn bị cho trẻ em cuộc sống tương lai.
Giáo dục là bản thân cuộc sống. Nhà trường áp dụng lối dạy áp đặt, nhồi sọ, học vẹt, học suông, thì trong trường hợp tốt nhất cũng chỉ có thể cung ứng cho xã hội những cá nhân giỏi chuyên môn thật đấy song mang tư cách của kẻ nô lệ. Nhà trường phải là nơi để trẻ em tập sống cuộc sống dân chủ, nhà trường là một xã hội dân chủ thu nhỏ. Một xã hội muốn trở thành xã hội dân chủ thì cuộc sống nhà trường phải dân chủ.
Khi xã hội bất ổn, nhà trường thường quay sang đổ lỗi cho giáo dục gia đình, theo anh điều đó có đúng không?
Xã hội bây giờ giống như một sới vật khổng lồ, người ta lao vào kiếm sống, kiếm tiền bằng mọi cách cốt sao cho thật nhanh, thu được thật nhiều món lời. Có cảm tưởng như ai cũng sợ mất phần, ai cũng sợ không đến lượt mình hoặc đến lượt mình thì hết phần. Hầu như chẳng ai còn tin ai nữa. Lẻ tẻ trong những gia đình nho nhỏ vẫn còn tình thương yêu có thật, đó là tình mẫu tử, tình phụ tử… nhưng nói thật nhé, trong chừng mực nào đó cái tình cảm ấy là tự nhiên, có thể tìm thấy ngay cả ở loài động vật bậc thấp! Để tạo ra những giá trị mới mẻ, nếu nhà trường không làm thì ai làm? Gia đình là định mệnh tự nhiên, còn nhà trường là nơi có thể chủ động tạo ra năng lực yêu thương, năng lực cảm thông, tạo ra tri thức. Trẻ con không thể chọn cha mẹ, may nhờ rủi chịu, nhưng nhà trường phải là nơi mang đến cơ hội công bằng cho tất cả, để thay đổi số phận. Nếu nhà trường thất bại thì cả xã hội thất bại. Bản chất của sự rối loạn hiện nay là do nhà trường không hoàn thành nhiệm vụ của mình. 50 học sinh là 50 số phận, nhưng nhà trường là số phận chung, nếu nhà trường làm đúng thì sẽ giúp các em vượt qua số phận cá nhân. Học chính là để vượt qua số phận cá nhân.
Với gần mười tác phẩm đã dịch, không dừng lại ở những tác phẩm triết học mang tính luận đề như Cách mạng học tập, Văn hoá và bá quyền... anh còn bước sang lĩnh vực văn chương như Chuyện của Paco. Được đào tạo căn bản về tiếng Pháp, vì sao anh lại chọn dịch tác phẩm của một nhà văn Mỹ?
Trường học là của trẻ em chứ không phải của người lớn. Giáo dục không phải là chuẩn bị cho trẻ em cuộc sống tương lai. Giáo dục là bản thân cuộc sống.
Chỉ là tình cờ thôi. Sau khi bản dịch ra đời, tôi có viết liền mấy bài giới thiệu về tác giả Larry Heinemann và tác phẩm của ông cùng một chút hiểu biết của tôi về văn học Mỹ. Nhờ dịch Chuyện của Paco mà tôi được kết thân với nhà văn Mỹ L. Heinemann. Được dịch một tác phẩm mà tác giả còn sống, lại được gặp trực tiếp ông ấy, có điều gì đó thật thú vị. Tôi gọi L. Heinemann là “người kể chuyện của nước Mỹ”. L. Heinemann có thú nhận là ông có nhiều điểm chung nhất với nhà văn Bảo Ninh: cả hai đều là những người lính trong cuộc chiến Việt Nam, cả hai sau khi xuất ngũ đều theo học một lớp sáng tác ngắn ngày và sau đó cho ra mắt tác phẩm đầu tay với lối viết không thi vị hoá chiến tranh. Chuyện của Paco, giống như trường hợp Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, thoạt đầu đã gây sốc cho độc giả. Nhưng L. Heinemann nói rằng ông không đi lính để trở thành nhà văn mà ngược lại. Sau Chuyện của Paco với giải thưởng Sách quốc gia của Mỹ năm 1986 dành cho thể loại hư cấu, L. Heinemann hầu như không viết nữa. Hiện ông dạy học tại đại học Texas A&M và lúc rảnh rỗi thì chơi… golf.
Tôi học tiếng Pháp ở đại học sư phạm và thực tế là tôi tiếp xúc với rất nhiều người Pháp. Nhưng tôi thấy khó thân với người Pháp. Người Mỹ rất chân thật, không điệu đàng. Và họ có khả năng sống sót, thoát hiểm rất giỏi. Như anh chàng Paco trong Chuyện của Paco.
Không chỉ dừng lại ở vai trò một dịch giả, anh còn nỗ lực rất nhiều trong việc “quảng bá tri thức” với những bài viết mạnh mẽ, đánh động dư luận?
Mổ xẻ tác phẩm dưới nhiều góc cạnh, nỗ lực quảng bá tư tưởng của cuốn sách do mình dịch để nhiều người cùng biết, cùng hiểu là việc làm hữu ích của người dịch sách chân chính. Tôi học được điều này từ nhà nghiên cứu triết học Bùi Văn Nam Sơn.
Từng kiếm sống bằng rất nhiều nghề, bây giờ lại chọn cách tồn tại như một dịch giả tự do, theo anh, giữ được sự độc lập cho chính mình trong hoàn cảnh hiện nay có khó không?
Về đời sống vật chất thì không khó khăn lắm, nhưng trong xã hội hiện đại, quả thật rất khó để giữ được sự độc lập, vì tốc độ giao tiếp, truyền thông vô cùng nhanh, phổ giao tiếp thì rộng, xã hội lại là “đa thần tượng” hoặc đa ảo tưởng. Tự do là khởi đầu của mọi sự, không tự do thì không có gì. Nếu một người không tìm được giá trị cho riêng mình thì không thể có tự do. Đọc sách, thưởng thức cuộc sống chính là cách để có tự do. Đánh mất thói quen đọc sách theo tôi là đánh mất tự do, lỗi đó không phải do xã hội, mà do chính mình.
Cuộc đời tôi hầu như là tự học. Hồi bốn hay năm tuổi gì đó, ở nơi sơ tán, chiều chiều bố hay dẫn tôi ra sông Đáy, vừa đi ông vừa dạy tôi tiếng Pháp theo kiểu truyền khẩu. Sau khi tốt nghiệp sư phạm ngoại ngữ khoa Pháp, tôi làm việc tại công ty xuất nhập khẩu sách báo (Xunhasaba), được đi nước ngoài nhiều. Một dạo tôi bỏ Việt Nam sang Đức làm việc, đó là thời gian tôi học nhiều trong cuộc sống. Bố tôi thường đùa là tôi làm 36 nghề rẻ tiền, có thời còn làm thợ khoá…
Hồi còn sinh viên, hiểu biết có là mấy, lại không có từ điển gì cả, bố tôi đã “hành hạ” tôi bằng cách cho dịch những tài liệu triết học rất khó. Nhờ lăn lộn, va chạm mà trưởng thành. Trong con người tôi từ bé đã có mầm mống nổi loạn, không đồng ý với cái hiện tại. Cái đó cũng rất nguy hiểm. Lại được tiếp xúc nhiều với những con người có tư tưởng, những nhân vật có chủ kiến không giống đa số người cùng thời. Hồi tôi còn nhỏ, nhà tôi giống như một thứ “salon” tụ tập nhiều trí thức, văn nghệ sĩ. Không khí đó giống như thứ mưa dầm ngấm lâu, gây ảnh hưởng vô thức tới tôi, một đứa trẻ như tôi rất dễ nhập tâm, âu cũng là định mệnh gia đình.
Trần Trọng Vũ từng viết về cha mình – nhà thơ Trần Dần: “Thời ấy, sống ngay cạnh nhau, trong cùng một căn hộ, nhưng mỗi người trong phòng của mình, không có những chia sẻ thân thiết. Vì nỗi cô đơn của mỗi người quá lớn”… đó phải chăng cũng là tâm trạng của anh?
Đúng thế. Trong gia đình tôi, ba anh em là ba tính cách. Hai em tôi không học gì ở bố một cách công khai. Chỉ có tôi ôm lấy cái nghiệp của bố mình. Nhiều khi quá mệt mỏi vì chiến đấu, tranh cãi, chỉ thấy ông tủm tỉm cười. Khi bố tôi dịch tác phẩm của Phạm Quỳnh, ông Phạm Tuyên cảm động lắm.
Bố tôi và tôi đối với nhau vừa xa vừa gần. Quả thật có những điều người ngoài biết, mà con cái không biết. Bố tôi bắt đầu làm giáo dục từ quãng năm 1967 sau khi ông hết ảo tưởng hoạt động văn chương. Trong chiến tranh chống Mỹ, ông thường xuyên đi vào khu Bốn (có lần ông tha về nhà một quả đạn bi “lép” to như quả dứa bự, nhiều năm trời tôi thấy nó được đặt trên chiếc bàn làm việc duy nhất ở trong nhà tôi). Sau năm 1975, ông cùng Nguyễn Trường biên soạn bộ sách dạy tiếng Việt cho học sinh miền núi (bộ sách được tổng liên đoàn lao động Việt Nam tặng bằng lao động sáng tạo năm 1981 và UNESCO châu Á trao giải nhì năm 1984). Thời gian đó ông thường xuyên đi các tỉnh miền núi phía Bắc. Một hoặc hai tháng ông mới về nhà một lần, dịch tài liệu kiếm tiền đưa cho vợ nuôi con rồi lại đi, như một sự chạy trốn. Ít khi bố con ngồi nói chuyện với nhau…
Nhìn lại con đường của cha mình, anh tâm đắc điều gì?
Cuộc đời tình cờ cho tôi có dịp quan sát ở phạm vi gần trường Thực nghiệm giáo dục phổ thông được thành lập năm 1978 của GS.TS Hồ Ngọc Đại. Khi tôi dịch Dân chủ và giáo dục thì tôi có cảm giác như sống lại nhiều năm trước đó. Thật kỳ lạ là tôi chẳng mất nhiều thời gian để hiểu triết lý giáo dục của John Dewey. Điều mà một sinh viên ngồi ở giảng đường nhiều năm chưa chắc đã hiểu thì tôi hiểu ngay từ phút đầu tiên. Cái đó gọi là sự may mắn của tôi.
Hồ Ngọc Đại và trường thực nghiệm của ông có điều gì đó về triết lý giáo dục rất tương đồng với John Dewey và trường thực nghiệm Dewey ở Chicago hơn 80 năm trước. Tương đồng cả trong sự phản ứng của giới làm giáo dục và xã hội đối với công trình thực nghiệm của hai người. Bố tôi làm giáo dục với nhiều chất mơ mộng của một người viết văn. Hồ Ngọc Đại chỉ độc làm có một công việc dạy học cho trẻ em. Tôi hay gọi ông là một nhà giáo dục “nguyên chất”. Cả hai đều vô cùng vất vả với nền giáo dục của đất nước. Họ đã làm rất nhiều, nói lên nhiều điều nhưng mà hình như người ta chẳng muốn nghe, thậm chí còn muốn phá. Sau khi dịch Dân chủ và giáo dục tôi đã viết nhiều bài và phát biểu cũng nhiều về John Dewey và bao giờ cũng liên hệ với Hồ Ngọc Đại. Hiện nay Hồ Ngọc Đại có vẻ như được “tái thừa nhận” nhưng quỹ thời gian của ông đã cạn, người thì thiếu. Vả chăng Hồ Ngọc Đại lúc này cũng không “kịp” có một bộ sách giáo khoa để mà tranh đấu một cách cụ thể.
Bố tôi sau một thời gian “nghỉ ngơi” thì năm 2009 ông thành lập nhóm Cánh Buồm và ngày 3.10 tới, nhóm của ông sẽ trình xã hội 16 đầu sách bậc tiểu học (từ lớp 1 đến lớp 5). Một nhóm gồm chục người, làm việc không có lương, chỉ trong hai năm mà làm được việc đó thì quả là một thành công không thể phủ nhận.
Cha và con cùng “nổi loạn” trong một nhà có khó sống không?
Chỉ là nổi loạn trong tư tưởng thôi. Đấu tranh là tự nhiên, không đấu tranh thì sao phát triển được. Ở đại học, chẳng hạn, người sinh viên phải được hoàn toàn tự do bày tỏ bất kỳ vấn đề gì… miễn là theo cách ôn hoà. Đừng xuống đường phá phách, đập phá cửa hiệu, đốt xe cộ… là được. Không nên cấm đoán, chặn hết các nẻo đường, thủ tiêu hết các phương tiện để tiến lên… Trong gia đình thì gia phong, truyền thống là cái nền, cái đà, nhưng người ta không sống mãi với cái đó. Tôi rất thích câu kết trong Cánh đồng bất tận của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, rằng trẻ con nhiều khi cũng phải biết tha thứ cho người lớn.
Có bao giờ anh rơi vào cảm giác tuyệt vọng? Làm thế nào anh có thể vượt qua?
Tự do là khởi đầu của mọi sự, không tự do thì không có gì. Nếu một người không tìm được giá trị cho riêng mình thì không thể có tự do. Đọc sách, thưởng thức cuộc sống chính là cách để có tự do.
Có một dạo thời còn trẻ, tôi suýt tìm đến cái chết. Cảm giác này kéo dài khá lâu. Những người mẫn cảm, có thiên tư viết lách bao giờ cũng có một nỗi ám ảnh mà người bình thường gạt bỏ rất dễ. Tình yêu, cái chết là một nỗi ám ảnh với tôi, như một chất vải đã dệt nên mình, một cơ chế nào đó trong con người hành hạ mình, rất sợ hãi, cố làm cái khác cho quên đi. Tâm trạng đó kéo dài nhiều tiếng đồng hồ trong một ngày, ảnh hưởng đến sinh hoạt của mình. Lúc ấy, tôi thích ở một mình. Tự tìm thấy hạnh phúc một mình, tôi thích nghe nhạc cổ điển dù không hiểu hết. Tôi còn nhớ bố tôi đã từng bán cả cái giường duy nhất trong nhà, bán cả chiếc xe đạp đang đi để có tiền mua chiếc máy quay đĩa của Cộng hoà Dân chủ Đức. Hồi đó, ở Hà Nội máy quay đĩa rất hiếm, bố tôi còn thuê đóng thêm một cái thùng để đặt chiếc máy vào gọi là để “cộng hưởng”. Âm nhạc quả thật là một đời sống thứ hai, nó vào người nghe rất nhanh, có thể chữa trị, xua tan mọi buồn phiền mà không cần nhiều kiến thức.
Thực hiện: Kim Yến
chân dung hội hoạ: Hoàng Tường



Thứ Bảy, 7 tháng 6, 2014

Mỗi tuần một chia sẻ: Bằng lòng với cuộc sống

Bằng Lòng Với Cuộc Sống


    Sau một thời gian cần cù và chắt chiu, một người đàn ông nọ đã trở thành người giàu có nhất trong ngôi làng nhỏ bé của mình.

    Từ lúc mua đươc một con lừa, anh ta mới có ý nghĩ làm một chuyến đi xa cho biết đó biết đây. Anh đến một ngôi làng khác lớn hơn ngôi làng của anh. Một ngôi nhà thật đẹp và sang trọng đập vào đôi mắt của anh. Sau khi dò hỏi, anh biết được đó là ngôi nhà của người giàu có nhất trong làng.

    Anh bèn trở về ngôi làng nhỏ bé của mình và quyết chí làm ăn, dành dụm để có thể may ra xây được một ngôi nhà đẹp hơn ngôi nhà mà anh vừa trông thấy ở ngôi làng bên cạnh. Không mấy chốc, tiền bạc dư dả, không những anh đã xây được một ngôi nhà sang trọng đẹp đẽ hơn mà còn mua được cả đàn ngựa và xe nữa.

    Lần này, anh vượt qua các ngôi làng nhỏ để đến một đô thị lớn. Tại đây, đâu đâu anh cũng thấy những ngôi nhà đẹp và ngôi nhà nào cũng đẹp hơn ngôi nhà của anh. Anh nghĩ bụng: cho dẫu có lao nhọc cả quãng đời còn lại, anh cũng không tài nào có thể xây được một ngôi nhà đẹp như thế.

    Anh bèn tiu nghỉu đánh xe quay lại ngôi làng cũ của mình. Nhưng rủi thay, xe gặp tai nạn, anh đành phải bỏ chiếc xe để leo lên lưng ngựa cố gắng chạy về ngôi làng cũ của mình. Nhưng dọc đường, vì mệt mỏi và đói lả, ngựa cũng lăn ra chết. Người đàn ông chỉ còn biết lủi thủi đi bộ về nhà.

    Ðêm đến, giữa sa mạc, anh nhìn thấy một ánh lửa bập bùng từ xa. Anh nấn ná tìm đến và khám phá ra túp lều của một vị ẩn sĩ. Vào trong túp lều, người đàn ông mới nhận ra rằng có lẽ trong đời anh, chưa bao giờ anh thấy có cảnh nghèo nàn cùng cực hơn.

    Anh ái ngại nhìn nhà tu hành rồi thắc mắc: "Thưa ông, làm sao ông có thể sống được trong cảnh cùng cực như thế này?".

    Nhà ẩn sĩ mỉm cười đáp: "Tôi bằng lòng với cuộc sống... Thế còn ông, xem chừng như ông không được thỏa mãn về cuộc sống của ông cho lắm". Người đàn ông ngạc nhiên hỏi: "Sao ông biết tôi không được thỏa mãn?". Nhà ẩn sĩ nhìn thẳng vào đôi mắt của người đối diện rồi thong thả nói: "Tôi nhìn thấy điều đó trong đôi mắt của ông. Ðôi mắt của ông cứ chạy theo giàu sang, nhưng sự giàu sang không bao giờ đến với ông... Ông hãy nhìn cảnh hoàng hôn. Ông có thấy những ánh sáng yếu ớt đang chiếu rọi trên cánh đồng không? Chúng tưởng mình đang soi sáng cả vũ trụ. Nhưng không mấy chốc, các ngôi sao mọc lên, và những tia sáng hoàng hôn biến mất. Những ánh sao tưởng chúng đang soi sáng cả bầu trời, nhưng khi mặt trăng vừa ló rạng, thì những ánh sao ấy cũng bắt đầu tắt ngụm. Vầng trăng sáng kia tưởng mình soi sáng cả trái đất, nhưng không mấy chốc, mặt trời mọc lên và mọi thứ ánh sáng của đêm đen đều biến mát. Nếu những thứ ánh sáng trên đây đều biết suy nghĩ về những điều ấy, thì có lẽ chúng sẽ tìm thấy nụ cười đã đánh mất".

    Nghe câu chuyện ví von của nhà hiền triết, người đàn ông mở miệng mỉm cười, nhưng nỗi buồn vẫn còn thoáng trên gương mặt ông.

    Vị ẩn sĩ tiếp tục câu chuyện: "Ông có biết rằng sánh với tôi, ông là vua không?". Người đàn ông tự nhiên so sánh căn nhà của mình với túp lều của vị ẩn sĩ. Nhưng đó không phải là điều mà vị ẩn sĩ muốn nói đến... Ông cầm chiếc đèn đưa lên cao và mời người đàn ông đến gần bên mình.

    Dưới ánh đèn, người đàn ông mới nhận ra rằng vị ẩn sĩ là người không còn ngay cả đôi chân để có thể di chuyển một cách bình thường.

Còn bạn, bạn thì sao....?!

    Trích sách Lẽ Sống