Chủ Nhật, 11 tháng 12, 2016

Thành kính phân ưu cùng gia đình D35





Tập thể 12D vô cùng thương tiêc báo tin:
Bố chồng bạn D35 - Lưu Hoàng Thủy vừa mới qua đời.
Xin thành kính phân ưu cùng gia đình bạn D35 và mong gia đình sớm vượt qua mất mát này. 

Thứ Ba, 15 tháng 11, 2016

Xuống Núi



Có hai vị thiền sư vừa xuống núi. Họ đi vào trong một con đường lầy lội. Cơn mưa nặng hạt đã khiến một thiếu nữ xinh đẹp không thể băng qua ngã tư lầy lội được... Lập tức, một trong hai vị thiền sư đến bồng người thiếu nữ trên tay và đưa qua đường. Vị sư khác lấy làm khó chịu nên không mở miệng nói với bạn mình một lời. Mãi một lúc sau, không còn nhịn được nữa, ông ta mới lên tiếng: "Chúng ta là người tu hành, không được phép gần đàn bà, nhất là những cô gái đẹp. Sao anh lại bồng đàn bà trên tay?".

Vị sư đã bồng người thiếu nữ trên tay mỉm cười đáp: "Tôi đã bỏ cô ta tại chỗ rồi. Còn anh sao cứ mãi mang cô ta tới đây".

Chúa Giêsu đã nói: "Chính từ lòng người mới xuất phát mọi tội ác... Sự hoán cải đích thực chính là hoán cải nội tâm. Tất cả những thực hành đạo đức bên ngoài, nếu không đi cùng một ý hướng ngay lành và một tâm hồn sám hối thực sự, chỉ là trò giả hình...

Trích sách Lẽ Sống

Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2016

Thành kính phân ưu cùng tang quyến D27 Phan Văn Thanh



Tập thể 12D vô cùng thương tiếc báo tin:
Vợ của bạn D27 - Phan Văn Thanh là 
chị Anna Nguyễn Thị Ngọc Hà, 
Sinh năm 1983,
đã mất vào ngày 23/9/2016.
Thánh lễ an táng sẽ được cử hành tại Thánh đường Hòa Khánh vào lúc 13h00 ngày 26/9/2016.

Tập thể 12D xin thành kính phân ưu cùng gia đình bạn D27!!!

PS: Ban đại diện và các bạn cánh Quảng Nam sẽ đi phúng điếu và xuất phát tại Trà Kiệu lúc 14h00 ngày Chúa Nhật - 25/9/2016, dự kiến bằng xe 16 chỗ. Các bạn đi cùng nhớ liên hệ với bạn P.Thành (0905.248.089) để tiện đưa đón. Các bạn cánh Đà Nẵng nếu có thể thu xếp được, hãy liên hệ để có thể đi viếng cùng với lớp cho ấm cúng. 

Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2016

Tin buồn



Ban đại diện xin thông báo đến tập thể lớp được biết: 
vợ của bạn Phan Văn Thanh - D27 mới qua đời.
Thời gian tang lễ sẽ được cập nhật sớm nhất để các bạn có thể thu xếp việc phúng điếu và đưa tang.

BĐD

Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2016

Gia Ðình Là Nền Tảng Của Vũ Trụ


 Án Tử, người nước Tề, nổi tiếng là một người thanh liêm và thủy chung. Xuất thân từ một gia đình nghèo, Án Tử được vợ hy sinh buôn tảo bán tần để nuôi ăn học. Ðỗ đạt làm quan, Án Tử không bao giờ quên ơn ấy của vợ. Cuộc sống đầy cạm bẫy, ông vẫn một mực trung thành với vợ.

Một hôm vua Cảnh Công đến thăm ở lại dùng bữa với Án Tử. Một người đàn bà đã già xuất hiện trong bữa tiệc. Khi Án Tử vừa giới thiệu người đàn bà đó là vợ mình, nhà vua ngạc nhiên đến sửng sốt. Ông đề nghị với Án Tử: "Ôi vợ khanh trông vừa già lại vừa xấu. Quả nhân có một đứa con gái vừa trẻ vừa đẹp, quả nhân muốn cho về hầu, khanh nghĩ sao?".

Án Tử liền trả lời một cách dứt khoát, không chút do dự: "Nội tử của tôi nay thật già và xấu. Nhưng chúng tôi đã lấy nhau và ăn ở với nhau bao lâu nay, kể từ khi nàng còn trẻ đẹp. Xưa nay, đàn bà lấy chồng lúc còn trẻ cốt để nhờ cậy lúc già, lấy chồng lúc đẹp để nhờ cậy khi xấu. Nội tử tôi thường nhờ cậy tôi cũng như tôi đã từng nhận sự giúp đỡ của nội tử tôi. Nay, bệ hạ muốn ban ơn mưa móc là tùy ở bệ hạ, nhưng xin đừng để tôi phải mang tiếng là ăn ở bội bạc với nội tử của tôi".

Nói xong Án Tử lạy hai lạy, xin từ chối không lấy con gái của nhà vua.

Gia đình là nền tảng của xã hội. Con người chỉ có thể sinh ra và lớn lên trong một gia đình. Trong cái nhìn Kitô, thì gia đình là một Giáo Hội nhỏ trong đó đức tin được thông ban và trưởng thành.

Nền tảng để gia đình được đứng vững đó là Tình Yêu. Nhưng Tình Yêu không là một cái có sẵn, mà là một giá trị luôn đòi hỏi sự xây dựng và vun xới của con người... Một gia đình hạnh phúc hay không, tất cả đều tùy thuộc ở sự phấn đấu xây dựng từng ngày của con người.

Hai cử chỉ dường như được gắn liền với nhau trong chuyến viếng thăm quê hương dạo tháng 5/1987 của Ðức Gioan Phaolii II, đó là: viếng mộ song thân và cử hành Thánh Lễ đặc biệt cho các đôi vợ chồng.

Cây tốt thường sinh trái tốt: con người của Ðức Gioan Phaolô II là hoa trái Tình Yêu của cha mẹ ngài. Viếng mộ của song thân, Ðức Thánh Cha không những nói lên niềm tri ân của ngài đối với bậc sinh thành, nhưng ngài còn muốn đề cao giá trị của đời sống hôn nhân.
Giữa đời thời đại mà đời sống hôn nhân và gia đình bị lay động đến tận gốc rễ, Ðức Thánh Cha muốn gióng lên một tiếng kêu vô cùng thảm thiết: hãy trung thành với nhau.

Trong Thánh Lễ cầu nguyện cho gia đình, qua đó các đôi vợ chồng hiện diện được mời gọi lập lại lời thề hứa trong hôn phối, Ðức Thánh Cha đã lập lại ý nghĩa và giá trị của Bí Tích Hôn Phối. Ngài nói như sau: "Khi quỳ gối trước bàn thờ trong ngày cưới, các đôi vợ chồng đã thề hứa với nhau cho đến cùng. Họ thề hứa với nhau như thế trước mặt Thiên Chúa. Lời cam kết này phản ánh chính lời hứa của Chúa Giêsu rằng Ngài yêu họ và yêu cho đến cùng".

"Tôi hứa sẽ giữ trung thủy với em khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi bệnh hoạn cũng như lúc mạnh khỏe, để yêu thương và tôn trọng em mọi ngày suốt đời tôi".

Khi tuyên hứa với nhau như thế, hai người đã lập lại chính cam kết của Chúa Giêsu, Ðấng đã yêu thương và yêu thương cho đến cùng.

Yêu cho đến cùng nghĩa là chấp nhận cái chết từng ngày. Tình yêu hôn nhân là một hạt giống: có được chôn vùi, có mục nát đi mới sinh hoa kết trái. Luật của đời sống hôn nhân chính là luật của hy sinh, của chiến đấu, của chính sự chết. Nhưng cũng chính khi con người biết chối bỏ chính mình bằng hy sinh, con người sẽ gặp lại chính mình trong người khác... Ðó là lẽ sống mà Chúa Giêsu đã để lại cho chúng ta.

 
Trích sách Lẽ Sống

Thứ Ba, 19 tháng 7, 2016

Chuyện Người - Chuyện Ruồi

(GDVN) - Muốn thương người thì trước hết phải thương mình. Nhân đạo với kẻ bất nhân là có tội với người lương thiện. Người xưa dạy thế!.


Ruồi có quan hệ khăng khít với Người hơn bất kỳ sinh vật nào khác, nơi nào có Người sinh sống, ắt có Ruồi kèm theo trong khi chó, mèo, ngựa hay các loài thú cưng chỉ là hãn hữu.
Ruồi phổ biến đến nỗi còn được gán cho một vài đặc điểm liên quan đến Người như nốt ruồi, cười ruồi, liên quan đến quân sự như “chiến thuật ruồi bâu” hoặc dự đoán tương lai, số phận con người… 

Tiền có cánh, đất có chân và những thứ đúng quy trình!

(GDVN) - Tiền chẳng nằm đâu ngoài két sắt, ngân hàng,đất chẳng thể tan biến như mây trước gió mà có thể lòng vòng theo một quy trình nào đó để tự rửa sạch.
Trong nhân diện học, vị trí của nốt ruồi được coi là “tàng giả vi thượng đẳng” nghĩa là nốt ruồi càng ở chỗ kín càng quý.
Nốt ruồi đối với phụ nữ càng được quan tâm đặc biệt, chính vì thế mà có nốt ruồi “vượng phu ích tử” (tốt cho chồng con) hay “thương phu trích lệ” (khóc thương chồng).  
Kho tàng ca dao cổ có khổ thơ tứ tuyệt về vấn đề này: 
“Nốt ruồi ở cổ
Có lỗ tiền chôn
Nốt ruồi ở… đâu 
Đẻ con tiến sĩ”

Khi đọc bốn câu thơ này, bạn thay từ “đâu” bằng gì thì tùy nhưng nhớ nguyên tắc “tàng giả vi thượng đẳng”.
Nghe nói có nơi người ta đang thực hiện chiến dịch “đả hổ, đập ruồi” nhằm làm trong sạch đội ngũ, trong sạch bầu không khí chính trị, người khen cũng nhiều, kẻ chê cũng lắm. 
Có người cảnh báo, rằng Hổ và Ruồi khác nhau một trời một vực.
Hổ là một trong những động vật có vú đẹp nhất mà Trời đã tạo ra trên trái đất, từ màu sắc đến hình dáng, từ sức mạnh cơ bắp đến giá trị kinh tế Hổ đều hơn hẳn các loài khác. 
Hổ dẫu có chết thì tấm da của nó trưng trong phòng khách cũng cho thấy đẳng cấp cao vời vợi của chủ nhân, thế nên dù Hổ có làm gì chăng nữa thì cũng không nên “đả”, không được phép “đả”, cùng lắm là cho Hổ nghỉ ngơi, mua vui cho người đời trong vườn thú hoặc rạp xiếc. 

Chống tham nhũng, thoái hóa bằng “nguyên lý pha loãng”

(GDVN) - Dùng “dung môi pha loãng – Nhân Dân” để thay đổi “nồng độ tham nhũng” là ý tưởng được đề xuất nghiêm túc với đầy đủ tinh thần trách nhiệm.
Chẳng biết vì thấu hiểu “chân lý” này hay lại cực chẳng đã mà người ta buộc phải nói “đả Hổ”, chẳng ai dám mạnh mồm nói “diệt Hổ”?
Còn chuyện “đập ruồi” phải tinh ý một chút mới thấy hết sự “uyên thâm” của người đề xướng.
Người ta thừa biết “diệt Ruồi”  là chuyện bất khả thi cả về phương diện khoa học tự nhiên lẫn khoa học xã hội nên chỉ đề xuất là “đập ruồi”, đập xong chúng có chết hay không không cần biết.
Về khoa học tự nhiên, số lượng Ruồi đông vô kể, phân tán khắp mọi nơi, tốc độ bay khá nhanh, khả năng thích ứng với môi trường bẩn vào hàng siêu đẳng nên tiêu diệt ruồi là điều không tưởng. 
Nhận định “không thể diệt hết ruồi” chắc không mấy người phản đối, tuy nhiên, ngay cả chuyện “đập ruồi” cũng khối ý kiến tranh luận.
Có người cho rằng “đập ruồi” là hành động “hơi” thiếu khôn ngoan vì đập mạnh chưa chắc Ruồi đã chết nhưng cái chỗ Ruồi đậu chắc chắn sẽ bị bét ra, văng vào người đập và những ai đứng gần; làm sạch môi trường đâu chưa thấy, bẩn quần áo, bẩn đồ đạc... thì nhỡn tiền.
Nếu cái chỗ Ruồi đậu không phải đang bốc mùi mà lại là những mâm sơn hào hải vị mà vung tay đập thì chắc chắn là phí phạm của giời, mà đã phí “của giời” thì phải nhớ “không vội được đâu”?
Phe ủng hộ Ruồi dẫn kết luận của các nhà khoa học khi nghiên cứu tế bào thần kinh của Ruồi Giấm, rằng đây là một sự kỳ diệu của tự nhiên.
Kết quả nghiên cứu Ruồi Giấm đã được áp dụng thành công vào thiết kế mạng máy tính, nền tảng của Internet hiện đại, không những thế Ruồi còn phân hủy “chất thải” giúp cân bằng sinh thái nên cần phải được bảo vệ tránh nguy cơ Ruồi bị… tuyệt chủng? 
Chỉ gọi là đập chứ không phải giết vì Ruồi sinh sản quá nhanh! (Ảnh nguồn: Vietnamnet.vn).
Cũng có nhiều ý kiến phản bác, rằng Ruồi không chỉ sà vào những chỗ đã bốc mùi mà còn sà vào cả những chỗ thơm tho, béo bổ, chúng là mầm mống gây các bệnh dịch tràn lan khắp thế giới nên cần tiêu diệt tận gốc.
Phe này còn cho rằng Ruồi nguy hiểm hơn “Sâu” rất nhiều, vì Ruồi biết “đẻ” còn Sâu thì không?
Chuyện Ruồi đương nhiên là liên quan đến Người, không biết các dân tộc khác thế nào chứ người Việt mình có một kiểu cười gọi là “cười ruồi”.
Giới am hiểu bảo “cười ruồi” cũng giống “cười nhạt” nghĩa là chỉ nhếch mép, tỏ thái độ khinh khỉnh.  
Thời nào cũng thế, chỉ người có địa vị, sức mạnh, tiềm năng mới dám “cười ruồi” trước người khác chứ kẻ khó chẳng bao giờ dám “cười ruồi”.
Kẻ khó cùng lắm về nhà bắt nạt vợ con, kiểu như các cụ nhà ta bảo “ra đường võng giá nghênh ngang; Về nhà hỏi vợ: cám rang đâu mày”?
Nói thì nói thế chứ muốn đi đến tận “tổ chấy” của “cười ruồi” chắc là tốn khá nhiều cơm gạo.
Biếm họa trên Tuổi trẻ cười
Đã “cười ruồi” thì đương nhiên phải có chút gì đó giống Ruồi, chẳng hạn những chỗ thơm ngon, béo bổ thì cả đàn bu vào như chỗ bán đấu giá của công, nhữnghợp đồng BOT, những chiều hoàng hôn vung bút ký, những ghế ngồi phòng lạnh một năm đút túi tiền tỷ lương thưởng… 
Vừa qua cánh báo chí phát hiện một “siêu địa chỉ” vì ở đây có mấy chục đại học, cao đẳng, hơn chục tập đoàn, tổng công ty, lại còn nhiều chục viện to, cục bé,…
Những chỗ “thơm” như thế thảo nào lại chẳng lắm Ruồi, bằng chứng là hai nhân vật nổi cộm được báo chí chỉ đích danh thì một là con trai, một là “thuộc cấp” của vị “Thượng công bộc” mới hạ cánh và “có lẽ là an toàn”! 
Đương nhiên đã là Ruồi thì chẳng quản thơm hay không thơm, thế nên người ta mới bảo lũ Ruồi bu vào chỗ “không thơm” là lũ Ruồi ngu, là lũ Ruồi không biết “cười ruồi”. 
Không biết “cười ruồi” nên dễ bị ném đá, dễ bị đuổi việc như mấy Ruồi bu vào chiếc xe cứu thương ở bệnh viện nọ.
Có người còn “táo tợn” nêu nghi vấn, rằng bu vào xe cứu thương không chỉ có “Ruồi làm thuê” mà còn cả “Ruồi Phó, Ruồi Tiến”, chẳng biết chuyện này thực hư thế nào?
Những chỗ khô khốc chẳng mùi mẽ gì như nhà máy bột giấy bỏ hoang trị giá 3.000 tỷ ở Long An ngày nay đốt đuốc tìm liệu có thấy “Ruồi” nào sà xuống?
Sau vụ sự có môi trường biển, mấy hôm nay, cái vụ rác thải rắn vừa độc hại, vừa bốc mùi khó chịu từ doanh nghiệp Formosa Hà Tĩnh bung ra mới thấy thương cho đất, rừng, sông, suối trong nớ. 
Chưa biết lũ Ruồi bu vào các đám rác thải ấy sẽ bị “đập” như thế nào, đập chết hay là đập cho bay tán loạn để bà con “quê choa” khỏi choáng khi phải nhìn thấy rất nhiều chủng loại ruồi?
Tháng 3/2015 Thanh tra Chính phủ đã kết luận: “dự án đầu tư và xây dựng Nhà máy liên hợp luyện gang thép và cảng nước sâu Sơn Dương (dự án Formosa) do Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Đài Loan làm chủ đầu tư, đã được Ban quản lý khu kinh tế Vũng Áng (nay là Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh) cấp phép đầu tư với thời hạn 70 năm khi chưa được Chính phủ đồng ý là vượt quá thẩm quyền, có dấu hiệu vi phạm pháp luật”. [1]
Đại diện Formosa cúi đầu xin lỗi người dân Việt Nam và bồi thường 500 triệu USD (Ảnh nguồn: vnexpress.net).
Thế là có một cuộc “phản pháo” ra trò, rằng “nội dung Thanh tra Chính phủ (TTCP) nêu thiếu khách quan, chưa thỏa đáng và không đúng với tinh thần của phiên làm việc trước đó giữa Tổng TTCP, lãnh đạo TTCP với lãnh đạo tỉnh”?  [2]
Một ông nguyên lãnh đạo tỉnh còn chứng minh rằng “sau khi xem xét báo cáo và giải trình của tỉnh Hà Tĩnh, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép tiếp tục giữ nguyên quy định thời hạn là 70 năm trong giấy chứng nhận đầu tư đã cấp cho dự án”? 
Một số vị đại biểu của dân mấy hôm nay lên tiếng, rằng “Đây là một dự án được phê duyệt rất nhanh, đánh giá tác động môi trường được phê duyệt rất nhanh; sau khi nhà đầu tư được cấp phép thì được đáp ứng rất nhanh... Và cuối cùng là hậu quả xảy ra cũng rất nhanh”.
Có vị còn nêu câu hỏi “việc cấp phép 70 năm ở địa bàn nhạy cảm và quy mô lớn như vậy thì nên đặt vấn đề là cần phải được phê duyệt, xét duyệt ở mức nào?
Có phải công trình trọng điểm quốc gia không? Tới đây triển khai thế nào”? [3]

Vì đồng tiền cho bản thân, họ đã quên đi lợi ích quốc gia, dân tộc

Các câu hỏi ấy đang được Chính phủ và các bộ ngành liên quan tích cực tìm câu trả lời.
Nhưng cũng đừng quên lưu tâm rằng người ta đã tự ý phá bỏ cam kết trước, tự ý thay đổi công nghệ, tự ý xả thải… nếu chúng ta không điều chỉnh chẳng khác nào chấp nhận để người ta “múa gậy vườn hoang”?
Muốn thương người thì trước hết phải thương mình, mình mà thoi thóp, ngắc ngoải thì lấy đâu sức để mà thương người?
Đầu độc biển, đầu độc rừng tức là đầu độc con người, tức là giết người không dao. Nhân đạo với kẻ bất nhân là có tội với người lương thiện. Người xưa dạy thế!

Tài liệu tham khảo:

[1] http://thanhnien.vn/thoi-su/ha-tinh-cap-phep-dau-tu-70-nam-cho-formosa-khi-chua-duoc-chinh-phu-dong-y-544953.html
[2] http://www.tienphong.vn/Kinh-Te/ha-tinh-phan-phao-ket-luan-cua-thanh-tra-chinh-phu-828570.tpo
[3] http://vov.vn/chinh-tri/quoc-hoi/pho-chu-tich-quoc-hoi-vu-formosa-la-van-de-tiem-an-rat-lau-dai-529149.vov
Xuân Dương
(trích báo Giáo dục Việt Nam)

Thứ Hai, 18 tháng 7, 2016

Vì đồng tiền cho bản thân, họ đã quên đi lợi ích quốc gia, dân tộc

(GDVN) - Nếu không có sự vào cuộc của truyền thông, Hà Tĩnh có tự mình phát hiện ra những sai phạm của Formosa như ông Dương Tất Thắng khẳng định?


Sau khi báo chí vào cuộc phanh phui chuyện chôn chất thải rắn của Formosa tại một trang trại ở Kỳ Anh – Hà Tĩnh, Chủ tịch UBND tỉnh đã có chỉ đạo “hoả tốc”  đến Sở Tài nguyên & Môi trường, Phòng Cảnh sát môi trường - Công an tỉnh, UBND thị xã Kỳ Anh, Ban quản lý Khu kinh tế Vũng Áng.
Các cơ quan này đã “ngay lập tức” có buổi làm việc với Công ty Formosa Hà Tĩnh.

Các bạn chọn cá, tôm hay chọn gang, thép?

(GDVN) - Có lẽ lúc ấy, người dân cũng chỉ biết khóc mỗi khi nhìn ra biển, mỗi khi nhìn thấy một Formosa sừng sữn
Nội dung
Trả lời truyền thông, ông Dương Tất Thắng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh khẳng định: “Để xảy ra vấn đề này, không thể không nói tới trách nhiệm của Formosa.
Trước hết Formosa phải kiểm tra chặt chẽ những đơn vị này có đủ chức năng hay không, việc giám sát trong quá trình triển khai như thế nào?”. [1]

Yêu cầu một doanh nghiệp nước ngoài “kiểm tra chặt chẽ” các doanh nghiệp trong nước có “đủ chức năng hay không” khi thuê vận chuyển, xử lý chất thải đương nhiên là việc phải làm.

Tuy nhiên trong làm ăn kinh tế với người Trung Quốc, nếu không nhìn trước vấn đề, phần thiệt bao giờ cũng đổ vào đầu doanh nghiệp Việt Nam; đấy là chưa nói đến những trường hợp vì hám lợi mà quên đi nghĩa vụ đối với quốc gia, dân tộc.

Giá như ông Phó Chủ tịch Hà Tĩnh “trước hết” quy trách nhiệm cho các cơ quan quản lý địa phương như Cảnh sát môi trường, Sở Tài nguyên & Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn… thì chắc chắn sự việc sẽ không khiến phải tốn nhiều giấy mực của báo chí và công sức của các cơ quan có trách nhiệm.

Việc chôn lấp mấy trăm tấn chất thải không thể diễn ra chỉ trong một đêm, không thể chỉ trong một cái hố nhỏ, vậy chính quyền địa phương Kỳ Anh, cảnh sát môi trường bận việc gì? 

Hàng trăm tấn chất thải như thế này đâu chỉ  chôn xong trong một đêm mà không hay biết? (Ảnh: 24h.com.vn).
Tin cho hay trong tổng số 267 tấn chất thải dạng bùn (chất thải rắn) đã được đưa ra khỏi khu vực công ty Formosa có 189 tấn chất thải công nghiệp, còn lại là chất thải sinh hoạt thông thường. 

Điều đáng lưu tâm là việc vận chuyển chất thải công nghiệp rắn mà Formosa ký với Công ty cổ phần xây dựng quản lý môi trường đô thị Kỳ Anh (Công ty Kỳ Anh) do ông Lê Quang Hoà làm Giám đốc, được ký vào tháng 4/2016, đây chính là thời điểm mà vùng biển ven bờ bốn tỉnh miền Trung bị đầu độc bởi chất thải lỏng Formosa  đổ ra biển Vũng Áng.
 
Trong số hàng trăm tấn chất thải công nghiệp mà Công ty môi trường Kỳ Anh đã chôn lấp, có hay không các chất thải độc hại tạm thời chưa bàn ở đây.

Câu hỏi đặt ra là sau gần ba tháng biển Hà Tĩnh bị đầu độc, vấn đề được cả thế giới quan tâm chứ không chỉ tại Việt Nam, vì sao chỉ sau khi truyền thông vào cuộc thì lãnh đạo Hà Tĩnh mới “hỏa tốc” chỉ đạo cơ quan chức năng trong tình hình xem xét? 

Nếu không có sự vào cuộc của truyền thông, liệu Hà Tĩnh có tự mình phát hiện ra những sai phạm của Formosa như ông Dương Tất Thắng khẳng định?

Nếu những người - cơ quan có trách nhiệm ở Hà Tĩnh tự đặt ra câu hỏi: “chất thải lỏng độc hại Formosa đã xả theo đường ống ra biển, vậy cặn còn lại được xử lý như thế nào?” thì việc chôn lấp chất thải rắn chắc chắn sẽ được kiểm tra làm rõ.
Chất thải đóng gói ngập tràn Formosa (Ảnh nguồn: Vietnamnet.vn).
Trả lời phỏng vấn của phóng viên Thiện Lương – Duy Tuấn (Vietnamnet.vn 13/7/2016) về trách nhiệm trong vụ chôn lấp chất thải rắn của Formosa tại Kỳ Anh, ông Giám đốc Sở TN&MT Hà Tĩnh Võ Tá Đinh đã rất vô tư tuyên bố 3 không: “không nắm, không biết, không phải”, nguyên văn đối thoại của ông Tá: [1]

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Formosa có 6 nhà thầu lắp ghép, chủ yếu là từ Trung Quốc

(GDVN) - Ông Trần Hồng Hà - Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường cho biết, qua kiểm tra đã phát hiện 53 hành vi vi phạm của Formosa Hà Tĩnh.
“Tôi là Giám đốc phụ trách cái tổng thể, nên cụ thể tôi không thể nắm hết được”?

“Công ty Phú Hà được cấp phép xử lý chất thải nguy hại. Công ty này được Bộ TN&MT cấp hay cơ quan nào đó cấp phép. Việc này tôi sẽ kiểm tra lại. Đương nhiên, sở TN&MT không có thẩm quyền cấp, còn cụ thể cơ quan nào cấp thì tôi sẽ kiểm tra lại (tức là không biết)”.

“Việc chôn cả trăm tấn chất thải trong trang trại ông Hòa mà Sở không biết thì cái này giám sát cũng rất là khó, kiểm tra thì không phải hằng ngày mình kiểm tra được”? 

Có lẽ đi xuống tận nhà máy kiểm tra không phải là việc của Giám đốc Sở TN&MT, thậm chí không phải là nhiệm vụ của Trưởng phòng cấp huyện như ông Trưởng phòng TN&MT huyện Hóc Môn mà Bí thư Đinh La Thăng đã đề nghị cách chức! 

Liên quan đến vụ việc, Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà cho rằng “Sở TN&MT tỉnh Hà Tĩnh hoàn toàn đủ thẩm quyền giải quyết vụ việc đổ chất thải của Formosa và sở này đang làm rất tốt công việc của mình". [2]

Đọc kỹ phát biểu của Bộ trưởng Trần Hồng Hà sẽ thấy hình như ý kiến của ông Hà trái ngược hoàn toàn ý kiến của ông Giám đốc Sở Hà Tĩnh: “Theo quy định, đơn vị xử lý chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại phải được cơ quan quản lý Trung ương cấp phép nếu chất thải đó thải ra đi nhiều tỉnh; nếu chỉ xử lý ở địa phương thì Sở TN&MT cấp phép”. [2]

Công ty môi trường Kỳ Anh chôn lấp chất thải ngay tại tổ dân phố Hoàng Trinh, phường Kỳ Trinh, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh nghĩa là không phải “ngoài tỉnh”.

Không biết ông Giám đốc Võ Tá Đinh nghĩ sao về ý kiến: “nếu chỉ xử lý ở địa phương thì Sở TN&MT cấp phép” khi cho rằng “đương nhiên, sở TN&MT không có thẩm quyền cấp”?
Cũng cần nói rõ thêm là lãnh đạo tỉnh Phú Thọ đã khẳng định Công ty Phú Hà không hề chuyển chất thải độc hại của Formosa ra khỏi Hà Tĩnh, nó cũng chỉ nằm quanh quẩn đâu đó tại tỉnh nhà nhưng cho đến nay, có lẽ hàng trăm tấn chất thải độc hai này hóa thành “sâu” hết nên tìm mãi mà … “chưa biết nằm ở đâu”?

Có khởi tố hình sự vụ Formosa xả thải ra biển miền Trung?

(GDVN) - Vấn đề này đã được đặt ra trong cuộc họp báo cuối giờ chiều ngày 30/6 của Chính phủ, công bố về nguyên nhân khiến hải sản chết hàng loạt tại 4 tỉnh miền Trung.
Từ ý kiến của Bộ trưởng và Giám đốc Sở người ta chợt nhớ đến câu chuyện ông Giám đốc Giao thông ngày nào phản pháo ông Bộ trưởng cùng ngành, đại ý “Bác Bộ trưởng nói thế cho vui chứ chắc chẳng có ý gì”?

Chắc hẳn nhiều người không quên chiến dịch tuyên truyền tiêu thụ bia Sài Gòn tại Hà Tĩnh, nếu chuyện quản lý môi trường cũng được “quán triệt” như bia thì chắc không đến nỗi hàng trăm tấn chất thải chôn lấp ngay gần khu dân cư tình nhà mà tất cả đều không hay biết.

Trở lại hợp đồng của Formosa và Công ty môi trường Kỳ Anh, đơn giá các đơn vị đủ năng lực và được cấp phép xử lý chất thải rắn Formosa đưa ra là 1.000đ/kg. Nếu Formosa ký với các đơn vị này thì với 267 tấn chất thải đã đưa trót lọt khỏi công ty họ sẽ phải chi trả 267 triệu đồng.

Đơn giá mà Formosa ký với Công ty môi trường Kỳ Anh là 800đ/kg, họ đã tiết kiệm được trên 50 triệu đồng tức là khoảng 2.500 USD. Đó là một con số quá nhỏ so với số vốn đầu tư nhiều tỷ đô la mà Formosa bỏ ra.

Vấn đề có phải là Formosa chỉ đơn thuần nhằm tiết kiệm chi phí? 

Người viết cho rằng không phải như vậy? Ở đây, Formosa đã thực hiện một mũi tên trúng hai đích, vừa tiết kiệm chi phí, vừa không phải chịu trách nhiệm nếu các chất thải đó là nguy hiểm cho môi trường và con người. 

Thay vì tìm lỗi ở Formosa, hãy xem lại bản thân mình trước. Nếu không vì hám lợi, coi thường kỷ cương phép nước, coi thường sức khỏe đồng bào mình thì ông Lê Quang Hoà đã không liều lĩnh chôn chất thải trong trang trại của mình kể cả khi đó chỉ là chất thải sinh hoạt. 

Ngay rác thải sinh hoạt nếu không được xử lý đúng nơi, đúng cách cũng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, gây bức xúc cho người dân rất nhiều địa phương, thậm chí còn dẫn tới khiếu kiện kéo dài. 

Tiến sĩ Nguyễn Văn Khải và câu chuyện cá biển chết

(GDVN) - “Nếu lấy được mẫu xét nghiệm, chỉ trong một ngày có thể kết luận được ngay độc tố làm cá chết. Tại sao chúng ta lại chậm đến như vậy?”, Tiến sĩ Khải nói.
Hành động tiếp tay cho người nước ngoài làm ăn phi pháp, phá hoại môi trường, xuyên tạc lịch sử đất nước,… xuất hiện ngày càng nhiều. 

Điều đặc biệt nguy hiểm không phải ở những kẻ giấu mặt mà lại là những người có chức có quyền, chẳng hạn một lãnh đạo cấp sở ở tỉnh Khánh Hòa khi còn đương chức. 

“Công ty gia đình ông Trương Đăng Tuyến (Silent Bay) đã hợp đồng đảm bảo cung cấp chứng chỉ hướng dẫn viên du lịch quốc tế và thủ tục tạm trú hợp pháp, an toàn cho đội ngũ hơn 90 hướng dẫn viên và nhân viên người Trung Quốc” – báo Tuoitre.vn đăng tải ngày 22/6/2016.

Bao nhiêu người trong số 90 người mà công ty gia đình ông nguyên Giám đốc sở “bảo lãnh” đã xuyên tạc lịch sử Việt Nam, tuyên truyền cho chủ nghĩa Đại Hán khi dẫn khách Trung Quốc du lịch tại Khánh Hòa?

Tỉnh ủy Khánh Hòa đã chỉ đạo UBND tỉnh gấp rút kiểm tra hoạt động của Silent Bay, đồng thời xem xét ông Trương Đăng Tuyến có vi phạm Luật phòng chống tham nhũng hay không trong việc để vợ và con trai góp vốn, điều hành công ty trên khi ông còn là Giám đốc sở. [3]

Việc để cho thương lái Trung Quốc luồn lách tới tận các hang cùng ngõ hẻm thu mua rễ cây hồi trước đây hay rễ cây hồ tiêu, hoa thanh long… hiện nay là lỗi của chính quyền phường xã, tổ chức Đảng cơ sở, lỗi của các tổ chức du lịch, lữ hành đưa người Trung Quốc vào Việt Nam.

Trên thế giới, chẳng có nước nào cho công dân nước ngoài sục sạo buôn bán không phải kiếm lời mà với mục đích phá hoại như chúng ta đang để cho thương lái Trung Quốc làm.

Những hành động đó thường được nhắc bởi cụm từ “buông lỏng quản lý” nhưng nói một cách nghiêm túc đó là tiếp tay cho người nước ngoài phá hoại kinh tế, môi trường đất nước mình.

Đã đến lúc những hành đông “tiếp tay” đó phải bị xem là bán nước hại dân, phải bị nghiêm trị chứ không chỉ nhắc nhở.

Người dân băn khoăn, người dân tự hỏi, rằng không biết với những cán bộ như nguyên lãnh đạo ngành Công Thương, nguyên Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nguyên Giám đốc sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Khánh Hòa, nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang,… bộ phận tham mưu cho lãnh đạo có cần phải đi tìm “bộ phận không nhỏ” mà lâu nay tìm mãi vẫn… không biết nằm ở đâu?


Tài liệu tham khảo:
[1] http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/315542/pho-chu-tich-ha-tinh-tam-dung-chuyen-chat-thai-khoi-formosa.html
[2]http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/so-tn-mt-ha-tinh-dang-xu-ly-rat-tot-vu-chat-thai-formosa-20160714114248777.htm
[3] http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20160622/cong-ty-cua-con-giam-doc-so-lam-gia-ho-so/1122412.html
(trích báo Giáo dục Việt Nam)
Xuân Dương