Thứ Năm, 13 tháng 8, 2015

Thành kính phân ưu cùng tang quyến bạn D32 Lê Thị Hồng Thúy


Tập thể 12D vô cùng thương tiếc báo tin:
Thân phụ của bạn D32 - Lê Thị Hồng Thúy là 
ông Phanxicô Xavie Lê Văn Nhung, 
Sinh năm 1931,
đã từ trần lúc 04h00 ngày 12/8/2015, hưởng thọ: 85 tuổi.
Thánh lễ an táng sẽ được cử hành tại Thánh đường Trà Kiệu vào lúc 14h00 ngày 14/8/2015.
linh cửu được an táng tại nghĩa trang Cửa Hẩn.

Tập thể 12D xin thành kính phân ưu cùng gia đình bạn D32!!!

Thứ Tư, 12 tháng 8, 2015

Tin buồn



Ban đại diện xin thông báo đến tập thể lớp được biết: 
ba của bạn Lê Thị Hồng Thúy - D32 mới qua đời.
Thời gian tang lễ sẽ được cập nhật sớm nhất để các bạn có thể thu xếp phúng điếu và đưa tang.

BĐD

Món Quà Vô Giá



Một người đàn bà giàu có đang hấp hối trên giường bệnh. Trong tờ chúc thư để lại, bà kể tên của tất cả mọi người thân thuộc và xa gần sẽ hưởng gia tài của bà. Tuyệt nhiên, bà không hề đá động đến cô gái nghèo và trung thành hầu hạ bà từng giây từng phút. Quà tặng duy nhất mà bà tặng cho cô đó là một thánh giá được bọc thạch cao.

Cô gái nhận lấy món quà nhưng lòng cô đầy cay đắng buồn phiền. Cô tự nghĩ: mình đã trung thành phục vụ, hầu hạ sớm hôm để rồi chỉ được món quà không ra gì.

Không còn đủ bình tĩnh để nuốt lấy từng giọt cay đắng, cô đã kéo thập giá xuống khỏi tường và ném tung trên nền nhà. Cây thập giá vỡ tung và kìa, trước sự ngạc nhiên của cô, tất cả những mảnh vụn thoát ra khỏi lớp vỏ thạch cao đều là những viên kim cương óng ánh...

Cô gái chỉ có thể hiểu được lòng tốt của người chủ khi cô nhận ra giá trị của món quà... Lắm khi Thiên Chúa cũng gửi đến cho chúng ta những món quà được bao bọc bằng hình thù của thập giá. Sự sần sù và dáng vẻ thê thảm của thập giá làm ta không thể hiểu được lòng tốt của Thiên Chúa

Trích sách Lẽ Sống

Thứ Bảy, 8 tháng 8, 2015

GS.Nguyễn Minh Thuyết: “Dạy học sinh chống tham nhũng như nước đổ lá khoai”


(GDVN) - Nhiều người làm quan có những khối tài sản siêu khổng lồ, vậy nó ở đâu ra? Những cái ấy, dân nhìn thấy cả, bàn tán râm ran cả, vậy thì lãnh đạo có biết không?



Ngày 4/8, Tổ chức Hướng tới Minh bạch tại Việt Nam (một cơ sở đại diện của Tổ chức Minh bạch Thế giới) đã công bố số liệu khảo sát liêm chính năm 2014. Kết quả cho thấy, đa phần thanh niên Việt Nam đánh giá cao các giá trị của liêm chính, nhưng lại sẵn sàng nới lỏng các giá trị liêm chính, thỏa hiệp với tham nhũng, thậm chí cả vi phạm pháp luật.
Trao đổi với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam xung quanh nội dung này, GS.Nguyễn Minh Thuyết – nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội nhận định, muốn dạy được lớp trẻ thực sự liêm chính thì người lãnh đạo phải làm gương.
Từ lời nói đến hành động là một khoảng cách lớn
Thưa Giáo sư, ông có suy nghĩ gì khi mà kết quả của cuộc khảo sát đã chỉ ra rằng, có đến 41% số thanh niên được hỏi cho biết chấp nhận nói dối hoặc những hành vi tương tự?
GS.Nguyễn Minh Thuyết: Đây là chuyện rất buồn, vì con số này đã tăng thêm 6% so với khảo sát năm 2011 (35%). Tuy nhiên, tôi không cảm thấy bất ngờ với kết quả này. Chúng ta hiểu rằng các bạn trẻ không hề muốn vi phạm các giá trị liêm chính, nhưng nhìn ra xung quanh, họ thấy nhiều khi gian dối mới được việc; còn “thật thà, thẳng thắn thường thua thiệt” đúng như câu tổng kết 7 chữ T của ai đó.
Kết quả của cuộc khảo sát này cũng chỉ ra rằng, từ 80% đến 95% người trả lời đề cao giá trị của liêm chính, nhưng gần một nửa trong số đó sẵn sàng nới lỏng liêm chính, thỏa hiệp với tham nhũng. Số người sẵn sàng tố cáo tham nhũng dù chỉ là “trên giấy” (tức là khi trả lời câu hỏi khảo sát) cũng không cao.
Những số liệu trên cho thấy giữa nhận thức với hành động hay giữa lời nói với fviệc làm của thanh niên hiện nay có một khoảng cách rất rõ rệt. Có thể giải thích sự lệch pha này bằng 2 lý do sau:
Một là, kết quả đấu tranh phòng chống tham nhũng chưa khuyến khích thanh niên sẵn sàng tố cáo tham nhũng.
Hai là, thói quen “phân thân” của nhiều người trong một xã hội thích mặc đồng phục: nói một đằng, làm một nẻo.
Theo GS.Nguyễn Minh Thuyết thì không thể sống chung với giặc "tham nhũng", ảnh: Ngọc Quang.
Những nội dung nâng cao liêm chính cho thanh niên đã được dạy thử nghiệm ở một số trường phổ thông, nhưng dường như kết quả thu được rất thấp. Theo Giáo sư thì vì sao?
GS.Nguyễn Minh Thuyết: Thực ra, từ trước khi chúng ta đặt vấn đề đưa giáo dục liêm chính vào trường học, đã có rất nhiều nội dung giáo dục liêm chính trong chương trình từ tiểu học trở lên rồi. Không phải chỉ môn Đạo đức hay Giáo dục công dân, mà ngay môn Tiếng Việt cũng có những nội dung ấy.
Lấy ví dụ, sách Tiếng Việt lớp 4 có kể hai mẩu chuyện về ông Tô Hiến Thành: Chuyện thứ nhất là trước khi mất, Vua Lý Anh Tông di chiếu cho ông phò Thái tử Long Cán làm Vua. Khi Vua mất rồi, Chiêu Linh Thái hậu cho mang vàng bạc đến đút lót để ông chấp thuận đưa con đẻ mình là Hoàng tử Long Xưởng lên làm Vua. Nhưng Tô Hiến Thành kiên quyết từ chối, cứ theo di chiếu lập Thái tử Long Cán.
Chuyện thứ hai là khi Tô Hiến Thành ốm nặng, Thái hậu và Vua vào thăm, hỏi ông tiến cử ai thay vị trí của mình. Tô Hiến Thành tiến cử Gián nghị đại phu Trần Trung Tá. Thái hậu hỏi, vì sao không tiến cử Tham tri chính sự Vũ Tán Đường là người ngày đêm thăm nom ông bên giường bệnh. Tô Hiến Thành trả lời: “Nếu Thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cử Vũ Tán Đường, còn hỏi người tài ba giúp nước, thần xin cử Trần Trung Tá.”
Sách Tiếng Việt lớp 5 kể chuyện Thái sư Trần Thủ Độ giữ nghiêm phép nước. Có lần, Linh Từ Quốc Mẫu, vợ ông, xin cho người họ hàng làm một chức việc rất bé trong làng xã. Trần Thủ Độ bảo người ấy: “Ngươi có phu nhân xin cho làm chức câu đương, không thể ví như những câu đương khác. Vì vậy, phải chặt một ngón chân để phân biệt”. Người ấy kêu van mãi, ông mới tha cho. 
Lần khác, vợ của Trần Thủ Độ ngồi kiệu đi qua chỗ thềm cấm, bị một người quân hiệu ngăn lại. Về nhà, bà trách ông để cho kẻ dưới khinh nhờn. Trần Thủ Độ gọi người quân hiệu lên, hỏi rõ đầu đuôi câu chuyện, rồi khen ngợi: “Ngươi ở chức thấp mà biết giữ phép nước” và lấy vàng, lụa thưởng cho.
Lại một lần khác, có viên quan trong triều nhân lúc vào chầu vua, ứa nước mắt tâu rằng: “Bệ hạ còn trẻ mà Thái sư chuyên quyền, thần lo lắm”. Nhà vua nói với Trần Thủ Độ. Trần Thủ Độ trầm ngâm suy nghĩ một hồi rồi tâu vua: “Quả có chuyện như vậy. Xin Bệ hạ quở trách thần và ban thưởng cho người nói thật”.
“Hai vấn đề cốt lõi liên quan tới vận mệnh dân tộc'
Những câu chuyện như vậy trong chương trình giáo dục phổ thông nhiều lắm. Nhưng vì sao thanh niên vẫn không thấm nhuần được tinh thần liêm chính ấy? Tôi nghĩ kết quả nghèo nàn của đấu tranh phòng chống tham nhũng đã hạn chế kết quả giáo dục của nhà trường.
Những cố gắng của nhà trường (nếu có) thì cũng chỉ như nước đổ lá khoai, vì đấy chỉ là lý thuyết, trong khi đời sống thực tế đang diễn ra hoàn toàn khác.
Chính phủ đưa nội dung dạy phòng chống tham nhũng vào các trường từ bậc trung học phổ thông, nhưng tôi xin nói là không có hiệu quả. Vì sao? Ở trường trung học phổ thông, sức ép của kỳ thi tốt nghiệp mạnh đến mức người ta sẵn sàng bỏ một phần môn học, thậm chí một môn học nào đó để tập trung cho những nội dung, những môn đi thi, thì những chuyên đề như phòng, chống tham nhũng, nếu có được dạy cũng chỉ mang tính hình thức, đối phó mà thôi.
Muốn thanh niên liêm chính, lãnh đạo phải làm gương
Theo ông, đâu là mấu chốt để thanh niên thực hiện liêm chính đúng nghĩa khi mà từ lời nói tới hành động có một khoảng cách lớn như vậy?
GS. Nguyễn Minh Thuyết: Có rất nhiều lý do khiến cho người ta không thể giữ được liêm chính, ví dụ như đưa người nhà vào bệnh viện cấp cứu, trong lúc lo lắng như vậy mà lại có sự vòi vĩnh thì chắc là người nhà bệnh nhân phải thỏa mãn thôi, vì tính mạng của người thân họ quan trọng hơn cả tinh thần liêm chính lúc ấy.
Kết quả khảo sát cho thấy, số thanh niên sẵn sàng không tố cáo tham nhũng vì cho rằng không giải quyết được vấn đề gì tăng từ 28% năm 2011 lên 35% năm 2014.
Đây là chỉ số gia tăng rất lớn, nó phản ánh đúng tình hình thực tế hiện nay, như các cơ quan của Đảng và Nhà nước đã nhiều lần đánh giá: công cuộc phòng chống tham nhũng đang có nhiều diễn biến phức tạp, kết quả chống tham nhũng chưa đáp ứng được kỳ vọng của nhân dân.
Trong thời gian vừa qua, chúng ta đã phát động phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tôi thấy phong trào có nội dung bổ ích và cần thiết cho lớp trẻ. Nhưng giá như có thêm những tấm gương gần gũi của các vị lãnh đạo đương nhiệm để thanh niên học tập và làm theo thì tốt biết mấy.
Cả nước nói về tham nhũng suốt nhiều năm qua, nhưng với kết quả khảo sát này thì dường như một phần lớn giới trẻ cũng đã chán nản và sẵn sàng thỏa hiệp. Điều đó sẽ dẫn tới hệ lụy gì, thưa Giáo sư?
GS. Nguyễn Minh Thuyết: Theo tôi, điều quan trọng, có ý nghĩa quyết định nhất là quyết tâm của những người lãnh đạo từ cấp cao nhất. Có quyết tâm thì mới thực hiện được các biện pháp đã đề ra từ lâu. Ví dụ, phải thực hiện kê khai, công khai tài sản của quan chức. Phải xử lý đến nơi đến chốn những trường hợp giàu có bất minh. Nhiều người làm quan có những khối tài sản siêu khổng lồ, vậy nó ở đâu ra?
Những cái ấy, dân nhìn thấy cả, bàn tán râm ran cả, vậy thì lãnh đạo có biết không? Biết rồi thì có đủ quyết tâm làm cho rõ không, hay là biết rồi để đấy?
Đã xác định chống tham nhũng là một nhiệm vụ hàng đầu để bảo vệ thể chế và phát triển đất nước giống như chống “giặc ngoại xâm” thì phải tìm mọi cách làm cho được. Còn cứ ậm à ậm ừ, sống chung với giặc thì e là có ngày mất chế độ, mất nước.
Trân trọng cảm ơn Giáo sư!
Ngọc Quang
(trích báo Giáo dục Việt Nam)

Thứ Tư, 5 tháng 8, 2015

Cáo quan - Quan cáo, chuyện xưa, nay hiếm!

(GDVN) - Ngày nay chắc chẳng có bậc giáo sư, tiến sĩ nào lại tự nguyện xin thôi phẩm hàm giáo sư, tiến sĩ để nhận lấy danh vị “thường dân”.



Cáo lão” là từ chỉ các vị quan lại lúc già, xin vua cho nghỉ quan về quê dưỡng lão, “cáo quan” là việc quan đương chức xin rời nhiệm sở ngoài lý do tuổi tác còn có thể vì nhiều lý do khác như sức khỏe, bất đồng quan điểm hoặc thậm chí là bất mãn với bề trên…

Cáo quan về quê, sử sách thường nhắc tên các danh nhân như Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn… Các vị ấy cáo quan vì không đồng quan điểm với Vua và chính sự chứ ít thấy người vì sức yếu mà xin nghỉ.

Chu Văn An dâng “Thất trảm sớ” hạch tội gian thần nhưng vua không nghe bèn từ quan về Chí Linh, Hải Dương, lấy hiệu là Tiều ẩn (người tiều phu ở ẩn), dạy học, viết sách cho tới khi mất.

Trần Nguyên Hãn là đại công thần phò Lê, đến năm 1429  xin về quê vì biết rằng: “Nhà vua có tướng như Việt vương Câu Tiễn, cho nên, ta không thể yên hưởng vui sướng được”. 

Nguyễn Trãi vì khuyên vua thi hành nhân nghĩa mà đối đầu với những người trong hoàng tộc như Lê Sát, Lê Ngân, Phạm Vấn dẫn đến năm 1437 phải cáo quan về Côn Sơn ở ẩn.

Người xưa quan niệm, phụng sự quốc gia, dân tộc thì không tính tuổi tác hay sức khỏe, miễn là còn có thể nói lời hay, làm điều phải giúp cho chính sự vững vàng, dân lành yên ấm.

Tiếc rằng cả Nguyễn Trãi và Trần Nguyên Hãn đều phải nhận cái chết oan ức bởi sự dèm pha của quan lại đương thời.

Việc xin nghỉ hưu sớm của quan chức thời nay không biết có giống như tiền nhân, có phải vì lời ngay, ý tốt không hợp với người khác nên buộc phải cáo quan ở ẩn?

Số người tự thấy cần trao tay lái cho người trẻ có tài, có đức để bản thân không trở thành tảng đá cản đường có chiếm đa số? 

Liệu có còn nguyên nhân nào khác chẳng hạn “nhường ghế cho em” hay vì đã  nhận thấy “thời tiết” thay đổi nên “tam thập lục kế, tẩu vi thượng sách”?

Những người quan tâm thời cuộc nghe tin một số vị “có vấn đề về sức khỏe” xin hưu sớm có những suy nghĩ khá đa dạng, người thì ngạc nhiên, người thì tủm tỉm, có người lại bĩu môi…

Tại Thủ đô Hà Nội, đối tượng viết đơn xin hưu sớm có cả quan chức chính quyền và Đảng, cao nhất là cấp Bí thư huyện. Trên phạm vi toàn quốc, có ba địa danh “cá biệt” là thành phố Hội An, thành phố Hải Dương và tỉnh Quảng Nam chỉ thấy Bí thư viết đơn chứ không thấy ai khác.

Chức vụ quan chức “cáo quan” nghỉ sớm xưa nay hình như hơi trái ngược, ngày xưa chủ yếu là quan đầu triều, hay những quan nho“trên thông thiên văn, dưới thông địa lý”.

Ngày nay chưa có bậc giáo sư, tiến sĩ nào lại tự nguyện xin thôi phẩm hàm giáo sư, tiến sĩ để nhận lấy danh vị “thường dân”. 
Chốn công đường, cấp bậc, chức vụ của các vị xin hưu sớm chỉ nằm ở khúc giữa, nghĩa là từ huyện đến tỉnh chứ không phải là “quan đầu triều” như Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn... 

Tổng cộng cả mấy nơi Hà Nội, Hội An, Hải Dương, Quảng Nam… có khoảng chục người, so với hàng triệu công chức, viên chức, thì con số này không nói nên điều gì. 

Dẫu sao đây mới chỉ là điểm khởi đầu, không biết đồ thị “Hưu sớm” trong hệ tọa độ “Không gian - Thời gian” sẽ còn kéo dài hay kết thúc? 

(GDVN) - Anh đồ tỉnh, anh đồ say/Sao anh ghẹo nguyệt giữa ban ngày/Này này chị bảo cho mà biết/Chốn ấy hang hùm chớ mó tay.

Phải chăng chuyện cáo quan về quê vốn là chuyện xưa nhưng nay lại hiếm? 

Hiếm thì có lẽ không hiếm đến mức như người ta nói “đãi cát tìm vàng”, nhưng gây tò mò thì chắc chắn là có.

Một trong những chuyện gây tò mò là việc ông cán bộ ở Hải Dương phải viết lại đơn xin nghỉ? 

Có người hỏi quy luật bay của con bướm trên đồng cỏ là gì, trả lời rằng: “quy luật bay của bướm là không có quy luật nào cả”.

Công đường vốn có một nguyên tắc là cái gì cũng phải đúng quy trình, từ lấp sông, chặt cây, cho thuê đất, xả nước thủy điện, cắt điện, lập trạm thu phí… tất cả đều được người có trách nhiệm khẳng định là đã làm “đúng quy trình”, nhưng thực tế những “quy trình” đó có người ví von là cũng như chuyện bướm bay.

Người dân “xin” một vấn đề gì đó có khi phải vài ba lần viết lại đơn, nguyên nhân có khi chỉ là do lỗi chính tả, lỗi cách trình bày văn bản, nhưng đa phần là lỗi “quy trình”. Ngày nay chuyện các loại “đơn xin” không phải viết đi viết lại chắc cũng khó tìm thấy.

Vietnamnet.vn ngày 22/7/2015 chạy tít “Muốn mặc quần cũng phải làm đơn xin... giám đốc” [1], trong bài lại có cái tít phụ “Đơn xin … mặc quần”. 

Chẳng biết câu chuyện thực hư mức nào, nếu quả đúng 100% thì liệu tác giả có nên sửa lại thành “Đơn xin… không mặc váy”? Mạo muội góp ý với tác giả như thế là bởi vì đọc “Đơn xin … mặc quần” dễ khiến người ta hình dung người viết đơn không… mặc gì cả, còn nếu mà viết là “Đơn xin… không mặc váy” thì rõ ràng là người viết đơn vẫn… mặc đủ, thế mới đúng “quy trình”, mới không gây hiểu nhầm!

"Đơn xin … mặc quần" (Ảnh chụp màn hình ngày 2/8/2015)
Nhân chuyện viện dẫn lý do sức khỏe để xin hưu sớm, như trường hợp lãnh đạo Quảng Nam vừa nhậm chức được có 5 tháng, dư luận không thể không đặt câu hỏi, chẳng lẽ tỉnh này không có ủy ban chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cán bộ cấp tỉnh? 

Nếu có thì trước đó sao không kiểm tra toàn diện sức khỏe cán bộ dự kiến đề bạt để đến nỗi sau 5 tháng nhậm chức, sức khỏe của vị này giảm sút đến mức không thể đảm nhận cương vị lãnh đạo tỉnh nhà? 

Trừ ông Nguyễn Sự ở Hội An, đa số người xin hưu sớm đều có liên quan đến “sức khỏe”! 

Không phải chỉ các vị “đương quan”, có vị nguyên lãnh đạo một bộ chuẩn bị hầu tòa, vì “sức khỏe” mà được tại ngoại, có vị bị tước danh hiệu thi đua nên vội nhập viện vì lý do “sức khỏe”. Không ít tội phạm cũng tranh thủ nhập viện vì “sức khỏe”, chẳng hạn bỗng nhiên bị bệnh “tâm thần”?

Có lẽ đã quá đủ chứng cứ để khởi tố vụ án, khởi tố bị can, điều tra tội phạm có tên là "Sức khỏe” vì tội “gây khó cho người thi hành công vụ”. 

Vấn đề đặt ra có vẻ thật sự nghiêm túc nhưng thực ra chỉ để cho vui vì chắc chắn không thể thực hiện bởi hai lý do: 

Thứ nhất, trên thế giới cho đến nay không một cơ quan điều tra nào có thiết bị có thể nhận dạng và thẩm vấn tội phạm “Sức khỏe”; 

Thứ hai, pháp nhân chịu trách nhiệm về “sức khỏe” thì chưa thể bị khởi tố vì Bộ Luật hình sự (sửa đổi) lần này tuy có đưa quy định việc xử lý trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân nhưng vẫn chưa được thông qua!

Ở Nga, ngày 31/12/1999 cố tổng thống Boris Nikolaevich Yeltsin từ chức Tổng thống chuyển giao quyền lực cho Thủ tướng Vladimir Putin. 

Một điều kiện được cho là cần thiết để Putin có được sự ủng hộ của Yeltsin là Putin phải đảm bảo rằng Yeltsin cũng như toàn bộ các thành viên "Gia đình" (một thuật ngữ thông dụng chỉ những nhân vật thân thiết với chính phủ trong nhiệm kỳ của ông) sẽ không bị truy tố vì tội sử dụng quân đội trái hiến pháp chống lại nghị viện hợp pháp, vi phạm các điều luật, tham nhũng, ăn hối lộ hay lừa dối”. [2]

Hàng loạt cán bộ từ quan: Hội chứng hưu sớm hay cách mới hạ cánh an toàn?

(GDVN) - Nhiều ý kiến cho rằng, việc nhiều quan chức "treo ấn, từ quan" sớm hơn quy định nên coi là chuyện bình thường, đáng hoan nghênh...
Xem ra việc hưu sớm nhằm chuyển giao quyền lực cho “các em” không phải là điều quá lạ lẫm với các chính trị gia khắp thế giới.

Cũng còn một khía cạnh khác của chuyện “hưu sớm”, tại buổi họp báo thông báo tình hình kết quả, công tác công an năm 2014 tổ chức vào sáng 26/12/2014, một lãnh đạo Bộ Công an khẳng định, khi có sai sót thì “không nương nhẹ cho bất cứ ai”; 

Trong vụ án Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang, dù cán bộ cấp dưới làm sai nhưng giám đốc, phó giám đốc cũng phải nghỉ việc,…, dù chưa đến tuổi về hưu nhưng cũng được cho nghỉ sớm”. [3]

Cho nghỉ sớm” ở đây không phải là do sức khỏe mà là hình thức kỷ luật, thể hiện sự “không nương nhẹ” của ngành đối với cán bộ lãnh đạo mà cấp dưới mắc sai phạm, khuyết điểm. 

Vậy nên có lẽ cơ quan chức năng nên sớm ban hành văn bản quy định ba hình thức nghỉ hưu là “hưu sớm không nương nhẹ”, “hưu sớm theo đơn” và “hưu trí theo luật”?

Nếu không sớm ban hành quy định phân biệt, biết đâu các cụ hưu trí sẽ phật ý, sẽ trách cứ hậu sinh, rằng các cụ về hưu đường đường chính chính sao lại bị gọi chung là “người về hưu” với người “hưu sớm không nương nhẹ”?

Hưu trí theo luật” thì miễn bàn,  “hưu sớm không nương nhẹ” còn có đôi chút phân vân ở chỗ “không nương nhẹ” để cho “hưu sớm” có phải là “hơi hơi … nặng”?

Riêng “hưu sớm theo đơn” thì có lẽ nên dành thêm tí thời gian bàn bạc.

Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3/3/20015 viết: “Phấn đấu đến hơi thở cuối cùng vì cách mạng”;  “… ý chí chiến đấu và phẩm chất của người cộng sản, còn sống thì còn đấu tranh đến hơi thở cuối cùng” [4]

Vậy vì sao còn rất nhiều “hơi thở”, còn những mấy tháng, thậm chí cả năm để “thở” mà lại vội vã viết đơn? Đặt chân vào chốn quan trường vốn là mơ ước của bao người, không dưng người ta lại dễ dàng từ bỏ. 

Có thể có trường hợp “chán nản” mà viết đơn, nhưng không loại trừ chuyện “hưu sớm” được đưa ra như một điều kiện, vừa để hạ cánh an toàn, vừa để dọn chỗ cho “đàn em” (hay con cháu) theo kiểu B. Yeltsin, một công ba bốn việc chứ không chỉ “một tên hai đích” như vài người lầm tưởng. 

Vậy nên có người nói “cáo quan” trong trường hợp này quả là “quan cáo”, chẳng biết đúng hay sai, mà nếu đúng thì đúng được mấy phần?

Tài liệu tham khảo:
Xuân Dương
(trích báo Giáo dục Việt Nam)